K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2016

Chế độ nước ( thủy chế) của một con sông phụ thuộc vào những yếu tố :

1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm 

- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. 
Ví dụ: Sông Hồng, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa. 
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan. 
Ví dụ: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng. 
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi). 

2. Địa thế, thực vật, hồ đầm 

a. Địa thế: Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. 
b. Thực vật: 

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. 
- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ. 

c. Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông:mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra.

16 tháng 3 2016

nhiệt độ chứ không phải là nhiệt đọ

16 tháng 3 2016

Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu Thuật ngữ này thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), khác với thuật ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện không khí bình quân trong một thời gian dài. Khi không nói cụ thể, "thời tiết" được hiểu là thời tiết trên Trái Đất.

22 tháng 1 2022

Tham khảo :

Câu 1 : 

Do :

- Khí hậu ở vùng nhiệt đới chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

- Trong khi đó, chế độ nước lại phụ thuộc vào lượng nước mưa: mùa mưa chế độ nước nhiều và ngược lại mùa hạ chế độ nước ít.

=> Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa

Câu 2 :

Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa: mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

22 tháng 1 2022

1. - Khí hậu ở vùng nhiệt độ chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là nước mưa.

- Do đó, mùa mưa sẽ cung cấp nhiều nước cho sông và ngược lại mùa khô, sông được cung cấp ít, nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. 

2. -Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Các miền khí hậu:

+ Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

+ Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).

- Ví dụ:

+ Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.

+ Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm

a. Địa thế

- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

b. Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

c. Hồ, đầm

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

 

19 tháng 9 2017

- Khí áp thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố: theo vị trí giữa đất liền và biển, theo độ cao.

- Sự thay đổi của khí áp theo từng yếu tố:

    + Theo độ cao: Khí áp phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về hai cực.

    + Theo vị trí giữa đất liền và biển: do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.

30 tháng 11 2021

Câu 2: 

 * Sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi các khu vực châu Á:

Bắc Á

- Mạng lưới sông dày.

- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).

Tây Nam Á và - Ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

* Chế độ nước của sông ngòi ở châu Á phụ thuộc vào những yếu tố:

- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm.

Câu 3: 

* Đặc điểm sông ngòi ở châu Á:

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

- Nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, I- ê-nít -xây, Mê Công, Ấn Hằng.

- Các sông lớn phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức  tạp.

- Có 3 hệ thống sông lớn: Bắc Á - Đông Á, Đông Nam Á - Nam Á, Tây Nam Á - Trung Á.

Sông ngòi Bắc Á đóng băng vào mùa đông, mùa hạ thường có lũ, vì: Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 Chúc bạn học tốt nhé! ok

 

24 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

            - Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.

  


 

24 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là do nó tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:

- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh). ...

- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ). - Số lượng nước sông đổ ra biển.

- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.

8 tháng 4 2021

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Các miền khí hậu:

   + Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

   + Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

 + Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).

- Ví dụ:

   + Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.

   + Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

a. Địa thế

- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

b. Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

c. Hồ, đầm

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.



 

8 tháng 4 2021

-Chế độ mưa

-băng tuyết

-nước ngầm

25 tháng 12 2017

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

12 tháng 2 2018

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.