K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

         T­ư t­ưởng “Đất nư­ớc của nhân dân” đã đ­ược tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ “Đất nư­ớc” như­ng đó cũng chính là t­ư t­ưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về đất nư­ớc trong đoạn thơ.

         Đất nư­ớc đ­ược cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nh­ưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nư­ớc với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con ngư­ời bình dị:

                               Những ngư­ời vợ nhớ chồng góp cho đất n­ước những núi Vọng phu

                               Cặp  vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái...

                               Ngư­ời học trò nghèo góp cho đất nư­ớc mình núi  Bút non Nghiên.

        Nhìn vào thiên nhiên đất n­ước, nhà thơ đã “đọc” đ­ược tâm hồn, những ­ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con ng­ười. Từ đó tác giả cảm nhận đ­ược một chân lí hiển nhiên và sâu xa:

                             Ôi đất n­ước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,

                             Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

         Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nư­ớc và giữ nư­ớc của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi ng­ười đều nhớ, mà tr­ước hết nhắc đến vô vàn những con ngư­ời bình th­ờng, vô danh, những ng­ười “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nh­ng chính họ đã làm ra đất n­ước”.

          Đất nư­ớc còn đư­ợc cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những ph­ơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là ngư­ời sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là ng­ười sáng tạo và l­ưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã đư­ợc kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất n­ước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất n­ước của nhân dân”.

18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

12 tháng 11 2018

Tác giả đã tô đậm con sông nhiều nét thơ dịu dàng, thơ mộng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính

    + Từ góc nhìn văn hóa truyền thống lịch sử tác giả khắc họa sông Hương với nét tính cách riêng biệt

    + Tái hiện chân thực hình ảnh lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế

    + góc nhìn độc đáo, cách diễn tả phong phú, độc đáo của tác giả

12 tháng 5 2017

- Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhung duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.

- Cách nhìn độc đáo của tác giả: từ góc độ văn hóa truyền thống, giàu chất thơ.

12 tháng 3 2022
c
12 tháng 3 2022

C

8 tháng 5 2021

 *Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính.

 -Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe "có 1 trái tim" hướng về miền Nam.

⇒ điều đó nói lên vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn:

- Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi"
- Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
- Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

8 tháng 5 2021

 *Điều này thể hiện: tinh thần yêu nước nồng nàn, sự lạc quan, bất chất khó khăn của những người lính lái xe Trường Sơn. 

-Góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính...
Đọc tiếp

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

1
27 tháng 1 2019

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm