Thầy cho em hỏi 2 ý của vấn đề ăn mòn kim loại: 2 trường hợp dưới đây có xảy ra ăn mòn điện hóa?
- Cho hỗn hợp Zn, Cu tác dụng với khí Cl2
( nếu Zn + Cl2 ----> dung dịch ZnCl2 là dung dịch chất điện ly thì có ăn mòn đúng không ạ. Hay cần phải nói thêm
là Cu tiếp xúc trực tiếp với Zn hoặc nối dây thì mới ăn mòn điện hóa ạ?)
- Cho miếng gang (Fe,C) vào khí HCl (trong không khí ẩm thì gang bị ăn mòn, còn trong axit thì gang có bị không ạ?)
em cảm ơn thầy!
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là:
1) Các điện cực phải khác nhau.Ví dụ như Fe và Zn. Kim loại mạnh là cực âm và bị ăn mòn nhanh chóng
2) Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn) và cùng tiếp xúc với môi trường điện ly
Trường hợp thứ nhất của em, không phải là ăn mòn điện hóa vì không nói rõ Cu, Zn có tiếp xúc với nhau hay không, hơn nữa khí Cl2 thì không thể tạo ra dung dịch điện ly được.
Trường hợp thứ 2 cũng vậy, vì HCl là khí thì cũng không có dung dịch điện ly để xảy ra ăn mòn điện hóa, nếu là dung dịch HCl thì sẽ là ăn mòn điện hóa.