K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.

a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?

b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng đến “việc đó” mà nhà văn vừa đề cập ở trên?

c.      Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ, phát triển đất nước ở thời bình để có thể “tham gia vào bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới. (Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để trình bày ý kiến của mình).

 

 

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điề đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

                   (Trích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két, Ngữ văn 9, tập I, trang 17)

a.      Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề này?

c. Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 12 câu về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với nhân loại.

d. Kết hợp nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tác hại của chiến tranh hạt nhân và thảm họa động đất, sóng thần. (Viết ngắn gọn khoảng 8 câu).

 

0
“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?b. “Chúng ta” ở đây là những ai, “đến đây” là ở đâu, và...
Đọc tiếp

“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”

a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?

b. “Chúng ta” ở đây là những ai, “đến đây” là ở đâu, và “việc đó” là việc gì?

c. Em hãy cho biết ngày 27-28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng liên quan đến “việc đó” mà tác giả đề cập ở trong đoạn trích trên?

d. Xét về cấu tạo câu văn số (2) thuộc kiểu câu nào đã học?

e. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?

f. Trong văn bản này tác giả còn viết: “Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?”. Xét theo mục đích nói, câu: “Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?” thuộc kiểu câu nào, hành động nói là gì và được thực hiện theo cách nào?

g. Mở đầu văn bản có chứa đoạn trên tác giả đã đặt câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu?” xét về mục đích nói thì câu văn trên thuộc kiểu câu nào đã học? Phân tích tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn bản.

h. Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ phát triển đất nước ở thời bình để có thể tham gia vào “bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới?

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu để trình bày ý kiến của mình.

BT2. Cho đoạn trích:

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

 Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)



0
 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0
30 tháng 8 2018

Là một học sinh em có thể làm gì để '' tham gia vào bản đồng ca'' ấy là"

_ \(tuyên \) \(truyền\) \(cho\) \(các \) \(bạn \) \(học \) \(sinh\) \(biết\) \(những\) \(điều\) \(đúng \) \(đắn\) \(và\) \(những\) \(điều\) \(nên\) \(làm\).

_ \(Học\) \(hỏi\) \(những\) \(cái \) \(hay\), \(cái\) \(đẹp.\) \(Tiếp\) \(thu\) \(một\) \(cách\) \(có\) \(chọn\) \(lọc.\)

_ \(nói\) \(cho \) \(mọi\) \(người\) \(biết \) \(bản\) \(thân\) \(cần\) \(phải\) \(làm\) \(gì\) \(để\) \(đem\) \(lại\) \(một\) \(cuộc\) \(sống\) \(hòa\) \(bình\) , \(công \) \(bằng\).

25 tháng 8 2019

Tham khảo:

Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (Gabriel Garcia Marquez), nhà văn lớn của đất nước Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967). Ông đã được trao Giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là bài văn nghị luận có giá trị thời sự rất lớn mang tầm cỡ quốc tế. Lập luận của tác giả rất chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và gây ấn tượng mạnh bởi nhiều chứng cứ cụ thể, chính xác rút ra từ hiện thực đời sống và các lĩnh vực khoa học có liên quan, kết hợp với cách nói thông minh, trí tuệ nhưng không khô khan mà giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm.

Nhà văn đề cập đến nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân; khẳng định đây là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân bảo vệ nền hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

Luận điểm trên đã được tác giả triển khai bằng bốn luận cứ sắp xếp theo một trình tự hợp lí như sau:

+ Kho vũ khí hạt nhân đang được các cường quốc tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh giữa đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… với những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân đã nêu bật tính chất phi lí và vô nhân đạo của nó.

+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn phản lại quy luật tiến hóa của tự nhiên.

+ Vì vậy, tất cả nhân loại phải đoàn kết nhất trí, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Ở luận cứ thứ nhất, tác giả nêu lên nguy cơ bùng nổ của chiến tranh hạt nhân, đe dọa hủy diệt loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất bằng cách khẳng định sự tồn tại trong thực tế và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.

Mở đầu bài viết là thông báo có tính chất thời sự nóng hổi về thời gian và số liệu đầu đạn hạt nhân hiện có: Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Số liệu hết sức cụ thể đó làm cho cả nhân loại ngạc nhiên, sửng sốt và lo ngại.

Tác giả so sánh nguy cơ ghê gớm của kho vũ khí hạt nhân đang đè nặng lên hòa bình của nhân loại với hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp. Để mọi người thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả khẳng định vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.

Cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rõ ràng và lí lẽ sắc sảo của tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng rất mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề sẽ được đề cập tới ở phần sau trong bài viết.

Kết thúc luận điểm thứ nhất là lời bình của tác giả về ngành công nghiệp hạt nhân trong thời đại ngày nay:

Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.

Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.

Xưa nay, chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng chục tỉ người cùng sự tồn tại hay tiêu vong của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc đại chiến thê giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác liên miên không dứt. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển rất mạnh đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Tuy đã có những cố gắng để giảm bớt nguy cơ của mối đe dọa này (chẳng hạn như các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga với Mĩ), nhưng chiến tranh hạt nhân vẫn là mối đe dọa to lớn và thường xuyên đối với hòa bình nhân loại.

Nếu khoa học kĩ thuật về hạt nhân được sử dụng vào mục đích xây dựng hòa bình thì con người sẽ hạnh phúc biết bao! Ngược lại, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì trái đất lại trở về điểm xuất phát ban đầu cách đây nhiều triệu năm. Cho nên bộ mặt của trái đất tốt đẹp lên hay xấu đi đều do con người quyết định.

Trong luận cứ thứ hai, tác giả khẳng định cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi nhiều điều kiện làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.

Bằng những chứng cứ và lập luận vừa cụ thể vừa xác đáng, tác giả đã đưa ra những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục… đều là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống, nhất là đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân:

Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này củng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu.

Trong lĩnh vực y tế, tác giả so sánh giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi.

Trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm, tác giả cũng đưa ra một ví dụ so sánh cụ thể: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng, số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn cũng khẳng định: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
Từ đó, tác giả khẳng định rằng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi rất nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo.

Nghệ thuật lập luận ở đoạn này tuy đơn giản nhưng sắc sảo và có sức thuyết phục cao. Tác giả lần lượt đưa ra những ví dụ có tính chất so sánh trên nhiều lĩnh vực để làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiêu mà rất phi lí. Chẳng hạn như: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Sau khi đưa những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh sự phi lí của việc chạy đua vũ trang hạt nhân, nhà văn Mác-két cảnh báo: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất. Nó phản lại sự tiến hóa, phản lại lí trí của tự nhiên như cách nói của tác giả:

Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác? Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên ở ngoại vi vũ trụ.

Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất của phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí.

Để làm tăng tính thuyết phục của luận cứ này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lấy từ lĩnh vực khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hóa mấy trăm triệu năm: từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự sống trên trái đất trở về điểm xuất phát ban đầu, xóa sạch mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên. Nếu như vậy thì thật đau xót và bất hạnh cho loài người:

Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chi cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó.

Với luận cứ này, tác giả đã phơi bày rất rõ tính chất phản tự nhiên, phản tiến hóa của chiến tranh hạt nhân.

Chính vì thế mà đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
Luận cứ này kết thúc bài viết và cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.

Sau khi đã chỉ ra một cách rõ ràng tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân nếu nó xảy ra, tác giả đã hướng mọi người tới một thái độ tích cực là đấu tranh xây dựng một thế giới phi hạt nhân: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hóa bình, công bằng.

Nhưng liệu những tiếng nói ấy có thể ngăn chặn được hiềm họa hạt nhân hay không, và nếu như nó vẫn xảy ra thì sao? Dường như tác giả cũng tính đến sự việc sẽ xảy ra để rồi tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ của những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Để kết thúc lời kêu gọi của mình, Mác-két đã nêu ra một đề nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ để sau khi tai họa hạt nhân xảy ra, các thế hệ sau còn biết cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất tươi đẹp như thế nào và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào thảm họa diệt vong:

Chúng ta đên đây để cổ gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích…

Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.

Tuy tác giả nêu ra vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người, và phần lớn nội dung của bài viết đều tập trung vào điều đó nhưng chúng ta cần phải thấy chủ ý của tác giả không phải chỉ dừng ở đó mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế ông mới đặt nhan đề cho bài viết là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két giàu sức thuyết phục bởi lập luận chật chỗ, dẫn chứng xác thực, luận cứ, luận chứng rõ ràng và bên cạnh đó là sự lo ngại thực sự của tác giả trước hiểm họa hạt nhân.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và chữa bệnh cho hàng trăm triệu con người; nhất là ở những nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh, phản tiến hoá vì nó tiêu diệt sự sống. Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người và của toàn thể loài người.

#Walker

18 tháng 9 2021

Tác giả kêu gọi nhân loại chống lại vũ trang bằng cách: hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

Tham khảo:

Đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.

Đọc đoạn trích dưới đây:''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây:

''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.

Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.

Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?

1
12 tháng 3 2020

1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:

- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.

- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.

2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.

3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.

4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc....
Đọc tiếp

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.G. Mác- két).
Câu hỏi
a. G.G. Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn trên.Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng trong đoạn văn có tác dụng gì?
c. Lấy chủ đề  “Khát vọng hòa bình”, em hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch dài khoảng 10  đến 12 câu.

0