Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèToả nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam nước...
Đọc tiếp
Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Tế Hanh -Nhớ con sông quê hương)
a. (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
b. (1,5 điểm) Xác định kiểu câu và cho biết chức năng của câu:
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
- Đặt một câu có chức năng tương tự
c. (0.5 điểm) Tác giả đã miêu tả con sông quê như thế nào?
d. (1,5 điểm) Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? (Viết 5,6 câu)
các BPTT của đoạn văn trên là :
- BPTT ; ẩn dụ ( nước trong gương )
- BPTT : nhân hoá ( soi tóc nhưng hàng tre )
- BPTT : so sánh ( Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè )
Tác dụng : tăng sức gợi hình gợi cảm miêu tả hình ảnh của một con sông đẹp đẽ và thơ mộng . cùng với đó là tình cảm của tác giả đối với con sông
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.