K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự hòa mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có có gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí li thay! Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. (Theo Giao tiếp đời thường. Băng Sơn)

Câu 3. (1,0điểm):Xác định đặc sắc của biện pháp tu từ và hiệu quả của nghệ thuật mang lại trong câu văn sau: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp"

Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy nêu thông điệp mà em nhận được từ đoạn trích.

Em chỉ cần giúp câu 3 với câu 4 thôi

Cảm ơn!

0
: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi...
Đọc tiếp

: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi mới hành động. (…) Không có môi trường, hoàn cảnh, điều kiện như mong muốn thì ta sẽ không làm gì cả. Liệu bạn có định trở thành người như vậy?

(Theo Lại Minh Lực, “Học online không hiệu quả là do đâu?”, VnExpess.net)

Câu 1. Xét theo mục đích nói, câu văn cuối cùng trong đoạn văn bản thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói? 

0
ĐỀ 5 Phần đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay...
Đọc tiếp

undefinedĐỀ 5 Phần đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” a, Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? b, Nội dung của đoạn trích trên là gì? c, Cho biết những câu in đậm trong đoạn trích trên thuộc loại câu gì? Phân tích đặc điểm hình thức và chức năng của chúng?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản. Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy. Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu
1
9 tháng 2 2021

bn trình bày câu hỏi rõ hơn đc ko?

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

 

Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên.

 Câu 4: Vì sao người cháu có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Câu 5: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ.

Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

1
4 tháng 12 2021

1. Thơ em lại tự xem trong SGK nhé!

2. 

Em tham khảo:

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3. Khái niệm điệp ngữ em cũng tự xem lại nhé!Em tham khảo:

 Biện pháp tu từ: điệp ngữ "Vì" và liệt kê những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4. Vì người cháu chiến đấu vì bà, vì tuổi thơ cùng với bà

5. 

Em tham khảo:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

6. 

Em tham khảo:

Nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời,...
Đọc tiếp

Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 97) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó. Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. Câu 4: Xác định các TP chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? Câu 5: Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

1
2 tháng 8 2021

Câu 1 

đoạn văn trên trích trong văn bản : Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới

Câu 2 

đoạn văn trên diễn tả sự gần gũi của cây tre đối với con người 

câu nêu bật được ý đó : '' Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ''

Câu 3

BPTT : nhân hóa 

tác dụng : cho ta thấy được sự gần gũi của cây tre đối với con người từ thưở sơ khai

Câu 4

 

+ “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 

-> Bóng tre là thành phần chính : CN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

->  trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.  là thành phần chính : VN

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 

-> Dưới bóng tre của ngàn xưa là thành phần phụ : TN

-> thấp thoáng là thàh phần chín h: CN

->  mái đình, mái chùa là thành phần chính CN

-> cổ kính là tính từ : thành phần phụ

-> đây là câu tragfn thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

->  Dưới bóng tre xanh là thầnh phần phụ ; TN

-> ta là thành phần chính : CN

->  gìn giữ một nền văn hoá lâu đời là thành phần chính : VN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

->Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, là thành phần phụ : TN

-> người dân cày Việt Nam là TP chính : CN 1

 -> dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. là TP chính : CN1

-> tre ;à TP chính : CN 2

-> e ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” : VN2

Câu 5 Tham khảo

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

 

I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0