Nếu xét theo cốt truyện thì điểm khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,Điểm giống nhau:
- Đều là truyện giân dan.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường,...
b, Điểm khác nhau:
Truyện Truyền thuyết:
- Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật được kể.
- Người kể và người nghe tin là có thật (dù có các chi tiết tưởng tượng kì ảo).
Truyện Cổ tích:
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh,...
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v...
- Người kể và người không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
Các câu chuyện Truyền thuyết đã học: Con Rồng Cháu Tiên; bánh Chưng, bánh Giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích hồ Gươm.
Các câu chuyện Cổ tích đã học: Thách Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn truyện về loài vật để kể nói bóng gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
T I C K cho mình nha , mình nhanh nhất
Điểm giống nhau :
- Đều là truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo , hoang đường
Khác nhau :
- Truyền thuyết là truyện kể vể có các nhân vật , sự kiện liên quan đến lịch sử
- Truyện cổ tích là câu chuyện kể về cuộc đời nào đó của các kiểu nhân vật ( thông minh , hiền lành , .....)
Tham khảo :
Giống : Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
Giống nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:
-đều là loại truyện dân gian
-đều có yếu tố tưởng tưởng kì ảo
Khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:
| |||||||||
Giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:đều có chi tiết gây cười
Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Mượn chuyện về loài vật để nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống | Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội |
Học tốt nhé! Soạn bài này vất lắm đấy :((
Đặc điểm
-truyền thuyết là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
-truyện cổ tích kể về cuộc đời số phận của một số kiểu nhân vật ,thường có yếu tố hoang đường .thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
-truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về vật ,đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo truyện con người, nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
-truyện cười :loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
So sánh
1. Truyền thuyết và cổ tích
-truyền thuyết có cơ sở lịch sử ,cốt lõi là sự thật lịch sử .người kể người nghe tin có chuyện là có thật .thể hiện thái độ và tính cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử nhân vật lịch sử
-truyện cổ tích về mây thuận giàu nghèo, thống trị bị trị, đấu tranh giai cấp .người kể người nghe không tin câu chuyện này có thật. thế hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải của cái thiện
2 Ngụ ngôn và cười
- Truyện cười dùng yếu tố gây cười, thú vị ,bất ngờ.Nhằm cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu ,những phong tục ,những thói quen cổ hủ của con người trong xã hội
- Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh ,hành động, lời nói, đặc điểm ,của những loài vật để ngụ ý chỉ con người. Qua đó muốn khuyên răn, giáo dục, hướng con người tới cái thiện, cái tốt.
Giống nhau:
- Đều thuộc bộ phận của văn học dân gian.
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, các nhân vật chính có tài năng phi thường,....
Khác nhau:
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện trong lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử đó, được kể cả lẫn người nghe tin là có thật. | Truyện cổ tích kể về các loại nhân vật và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân ta về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công, được cả người kể lẫn người nghe là không có thật |
Bài 1:
1.Ðịnh nghĩa :
TOP
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
2.Phân loại truyện cổ tích :
TOP
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vâtû.,truyện cổ tích thần kỳ,truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt).
II.CÁC LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH :
1.Truyện cổ tích về loại vật (truyện cổ tích động vật) :
a.Nhóm đề tài nói về con vật nuôi trong nhà. Loại truyện này khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó (kế thừa các motif suy nguyên luận của thần thoại) (Trâu và ngựa, Chó ba cẳng ...).
b.Nhóm đề tài nói về con vật hoang dã, thường là các con vật sống trong rừng Nổi bật trong nhóm này là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó. Nhóm truyện này có ý nghĩa ca ngợi trí thông minh của người bình dân
Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật nêu lên những nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới các con vật Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân vật là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn là các con vật. Những nhân vật chính thường là các con vật gần gũi( trâu ,ngựa, bồ câu, sáo) các con vật trong rừng tuy hoang dã nhưng lại quen thuộc( hổ, khỉ, thỏ ,rùa...) các con vật ở vùng sông nước( sấu, cá...), Những con vật nầy ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Truyện dân gian về loài vật không chỉ có cổ tích mà còn có thần thoại và ngụ ngôn. Với ba thể loại trên, con vật đều được nhân cách hóa. Nhưng nếu nhân cách hóa trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao của người cổ đại thì trong truyện cổ tích sự kế thừa tư duy thần thoại đó còn nhằm phản ánh xã hội loài vật. Ðối với truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian đã có ý thức dùng câu chuyện để diễn đạt ý niệm trừu tượng. Tuy nhiên , cũng cần lưu ý đến hiện tượng 2-3 mangcủa một số tác phẩm. Chẳng hạn, truyện Cóc kiện Trờivừa là thần thoại vừa là cổ tích loài vật, truyện Công và quạvừa là thần thoại, cổ tích vừa là ngụ ngôn.
Trong kho tàng truyện dân gian Nam Bộ về loài vật, có thể tìm thấy thể loại truyền thuyết( Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...). Ngoài ra, truyện loài vật còn bị hút vào chuỗi Truyện Bác Ba Phi (Cọp xay lúa).
2.Truyện cổ tích thần kỳ :
TOP
a.Ðặc điểm chung :
Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người.Ðó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân , những quan hệ xã hội ( Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...)Nói cách khác, nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người. Ðối tượng chính của sự miêu tả, phản ánh là con người. Nhân vật thần kỳ không phải và không thê ølà đối tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì truyện kể sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, cần nhớ rằng, lực lương thần kỳ cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện.
Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng ,có sự xâm nhập lẫn nhau giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Ở đó, con người có thể đi váo thế giới siêu nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục.
Do có sự giống nhau về cốt truyện nên có những kiểu truyện trong cổ tích thần kỳ (kiểu truyện Tấm Cám, Thạch Sanh).
b.Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ :
Nhân vật có tài đặc biệt, phi thường về một lãnh vực nào đó (bắn cung, lặn, võ nghệ, chữa bệnh ...).
Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu ly kỳ của nhân vật chính. Cuối cùng nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng).
c.Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh :
Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con riêng, người đi ở, người xấu xí. Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi. Về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng (biểu hiện xu hướng hoài cổ) trừ nhân vật xấu xí mà có tài ( Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc ...). Nhân vật chính trải qua thử thách ( thử thách của các trở lực và có khi của nhân vật trợ thủ ) và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu.
Bên cạnh nhân vật chính còn có nhân vật đế vương và lực lượng thần kỳ. Nhân vật đế vương có liên quan tới phần thưởng dành cho nhân vật chính Lực lượng thần kỳ ( bên thiện ) là nhân vật trợ thủ, có khi phải thử thách nhân vật chính trước khi giúp đỡ.
3.Truyện cổ tích thế tục :
TOP
a.Ðặc điểm chung :
Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.
Nhân vật trung tâm trong cổ tích thế tục thường chủ động và tích cực hơn so với nhân vật trung tâm trong cổ tích thần kỳ cho dù một số nhân vật bất hạnh thường gặp bế tắc và kết cục bi thảm . Bế tắc ở đây là bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đờicủa mơ ước, ảo tưởng trong cổ tích thần kỳ.Nếu xung đột trong cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi huyền ảo thì xung đột trong cổ tích thế tục được giải quyết theo logic của hiện thực. Chính vì vậy mà chàng Trương Chi phải ôm mối sầu xuống mộ còn anh Sọ Dừa hạnh phúc daì lâu .
b.Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh :
Ðây là nhóm truyện kế thừa truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật bất hạnh nhưng không kết thúc có hậu (Trương Chi , Sự tích chim hít cô , Sự tích chim quốc...).
c.Nhóm truyện có nội dung phê phán những thói xấu, những hành vi độc ác của con người : bất hiếu, khoe giàu, hách dịch...( Ðứa con trời đánh , Gái ngoan dạy chồng ...)
d.Nhóm truyện về người thông minh :
Nhân vật dùng sự thông minh của mình để phân xử, ứng xử (Xử kiện tài tình , Em bé thông minh ...) Nhân vật dùng mẹo lừa để thể hiện trí thông minh (Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...).
e.Nhóm truyện về người ngốc nghếch :
Nhân vật chính ngốc nghếch thực sự, hành động máy móc, đôi khi gặp may mắn nên thành công, nhưng thông thường phải trả giá đắc cho hành vi ngu xuẩn của mình ( Chàng ngốc được kiện , Làm theo vợ dặn...)
Nhân vật giả vờ ngốc để đạt được mục tiêu nào đó. Ðây là dạng đặc biệt của nhân vật thông minh Nhân vật chẳng những không ngốc mà còn đóng vai chàng ngốc thành công (Làm cho công chúa nói được).
III.NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH :
1.Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội :
Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong toàn xã hội có giai cấp : xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm bạc),xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê).xung đột giữa dì ghẻ con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám),xung đột giữa con ruột và con nuôi (Thạch Sanh),xung đột có tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu).
Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn. Do vậy ít tác phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân, Của trời trời lại lấy đi , Diệt mãng xà).Một số truyện chứa đựng cả xung đột gia đình và xung đột xã hội (Thạch Sanh).
Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc. Nó phản ánh được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phụ quyền thể hiện qua xung đột giữa nhân vật bề trên và " bề dưới, đàn anh và đàn em.
Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em , lên án nhân vật " bề trên " , " đàn anh " (trong thực tế không phải người em, người con nào cũng tốt , người mẹ ghẻ , người anh trưởng nào cũng xấu) nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng) , thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
2.Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân :
Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật đàn em, bề dưới càng có đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấy nhiêu. Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức giai cấp.
Tác giả dân gian , trong cổ tích , đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội có đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng.
3.Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân :
Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa lạc quan .Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời , tin vào cuộc đời
( cho dù cuộc sống hiện tại đầy khổ đau , người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp )
Kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không phải là biểu hiện duy nhất.
Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan. Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệt tích. Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vào cuộc đời.
Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức . Ðạo đức luôn gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng ( Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng ...)
Niềm tin Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích.
IV.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH :
1. Cốt truyện:
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể. Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thường" của sự kiện và hành động cổ tích.
Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung,có thể tìm thấy các kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểudũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người xấu xí mà có tài...
2. Nhân vật
Nhân vật trong cổ tích là hành động của nó. Từ hành động của nhân vật ta có thể rút ra tính cách. Nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa.
Trong kho tàng truyện cổ tích có những kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật tài giỏi...).
3. Các yếu tố cố định
Ðó là những motif trong truyện cổ tích: Những chi tiết nghệ thuật có mặt trong nhiều truyện cổ tích của nhiều dân tộc (vật báu mang lại hạnh phúc, Cái mâm thần, chém chằn tinh...). Các motif nầy là những đơn vị hợp thành của cốt truyện.
4. Thế giới cổ tích
Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế hòa lẫn với yếu tố hư cấu tạo thành thế giới huyền ảo, thơ mộng. Ðể giải mã thế giới cổ tích thường người ta dựa vào dân tộc học.
a. Giống nhau : + Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại
+ Những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.
+ Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao.
b. Khác nhau : + Truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .
+ Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
Điểm giống : Đều là truyện từ thời xa xưa
Điểm khác : Cổ tích : văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu
Truyền thuyết : văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử
- Khác nhau:
+ Truyền thuyết kể về các nhấn vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
trả lời
bn tự ấn vào câu của mk để tham khảo nha
k mk đi
hok tot