K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn trích sau:            Hội thoại là sự kết hợp giữa nói và nghe. Thông thường tôi nghĩ phải nói chuyện thật tốt nhưng lắng nghe tốt còn quan trọng hơn. Trừ trường hợp đặc biệt như phỏng vấn “hoa khôi” của hội thoại chính là lắng nghe. Chủ yếu, những người lắng nghe tốt nắm giữ trọng tâm của mối quan hệ. Hình tượng tôi muốn trở thành là người giỏi nói chuyện, nhưng nghĩ kĩ thì đối...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

            Hội thoại là sự kết hợp giữa nói và nghe. Thông thường tôi nghĩ phải nói chuyện thật tốt nhưng lắng nghe tốt còn quan trọng hơn. Trừ trường hợp đặc biệt như phỏng vấn “hoa khôi” của hội thoại chính là lắng nghe. Chủ yếu, những người lắng nghe tốt nắm giữ trọng tâm của mối quan hệ. Hình tượng tôi muốn trở thành là người giỏi nói chuyện, nhưng nghĩ kĩ thì đối tượng mà tôi muốn gặp là người biết lắng nghe tôi. Lắng nghe chiến thắng nói năng và người nghe có được cảm tình chứ không phải người nói.

          ( Trích Sức mạnh của ngôn từ, Shin Dohyeon và Yun nảu, NXB Thanh niên, 2020)

1, Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên .  (0,5điểm)

2, Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong phần ngữ liệu được gạch chân. Theo em, cách dung từ hoa khôi ở đây nhằm khẳng định điều gì ? (1 điểm)

3, Từ những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy) về vai trò của việc lắng nghe trong cuộc sống hiện nay. (2 điểm)

1
21 tháng 6 2021

1. PTBD: nghị luận

2. Tác dụng: để giải thích cho bộ phận được nhắc đến trước đó. Cách dùng từ hoa khôi ở đây để khẳng định tầm quan trọng của nghe trong hội thoại

3. 

Tham khảo nha em:

Một trong những kĩ năng mà ta cần có chính là lăng nghe. Lắng nghe đơn giản là việc ta nghe những lời chia sẻ, giãi bày, tâm sự của người khác bằng sự chân thành của mình. Kĩ năng lắng nghe rất đơn giản và chắc chắn là ai cũng có thể thực hiện được. Tuy vậy, không phải ai trong cuộc sống này cũng biết lắng nghe, có những người chỉ luôn luôn chờ cơ hội để "nhảy bổ" vào lời người khác hoặc cắt ngang lời người khác. Đó là những hành vi không tốt và rất đáng lên án. Ta không thể chỉ mong người khác lắng nghe mình còn bản thân thì không bao giờ chịu lắng nghe người xung quanh. Nếu ghét bỏ ta thì có lẽ mọi người đã không chia sẻ với ta. Nên hãy trân trọng gười đã nói với ta những điều hay ,những điều tốt đẹp. Chỉ một lần lắng nghe của ta, ta chẳng mất gì nhưng điều ta cho đi có thể là sự động viên với một ai đó. Đồng thời, nhờ hành động lắng nghe, ta thể hiện sự sẻ chia, tôn trọng với mọi người quanh mình. Thầy cô giáo lắng nghe học trò, học trò nghe thầy cô giảng. Mọi thứ đôi khi chỉ là sự trao đổi qua lại và bình yên như thế mà thôi. KHông khó để ta lắng nghe, không khó để ta cho đi và giúp đỡ mọi người quanh ta. Hãy lắng nghe, lắng nghe để mở rộng trái tim mình và chia sẻ cùng mọi người. 

):   Xác định các phương châm hội thoại liên quan đến các trường hợp sau: 1.     Nói dài, nói dai thành ra nói dại:………………………………………………………….          …...2.     Biết lắng nghe hơn khoe tài giỏi :…………………………………………………………          …...3.     Con rận bằng con ba baĐêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh :………………………………………………………….     …...4.     Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời………………………………………………5.     Chuyện nọ xọ chuyện kia...
Đọc tiếp

):   Xác định các phương châm hội thoại liên quan đến các trường hợp sau:

 

1.     Nói dài, nói dai thành ra nói dại:………………………………………………………….          …...

2.     Biết lắng nghe hơn khoe tài giỏi :…………………………………………………………          …...

3.     Con rận bằng con ba ba

Đêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh :………………………………………………………….     …...

4.     Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời………………………………………………

5.     Chuyện nọ xọ chuyện kia :………………………………………………………….          …………..

6.     Nhà bà có con chó đen

Thở ra đằng mũi, cắn ra đằng mồm :………………………………………………………….

7.     Nói phải củ cải cũng nghe :………………………………………………………………..        ….

Người nói ngược, kẻ bảo xuôi :………………………………………………………….

Giúp mik vs ạ

 

1
16 tháng 7 2021

1. PC về lượng

2. PC lịch sự

3. PC về chất

4. PC lịch sự

5. PC quan hệ

6. PC về chất

7. PC về chất

8. PC quan hệ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

21 tháng 1 2018

Cố gắng khắc phục nhược điểm của mình và chú ý lắng nghe thầy / cô giảng

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy...
Đọc tiếp

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy hay lấy bài kt cho tôi, hỏi điểm số tôi, còn động viên tôi khi tôi điểm kém đôi khi còn tỏ ra hơi lo lắng. Đó là một điều hết sức bình thường giữa những người bạn học với nhau, nhưng với một thằng con trai như tôi, đó là lần đầu tôi được một cô gái đối xử tốt như thế. Rồi không biết tôi thích cô ấy từ lúc nào, biết là không thể nên tôi chẳng dám nói ra, khoảng cách nó lớn quá, với lại cô ấy chỉ thích mấy bạn đẹp trai, đầu nấm nè, dễ thương nữa ( cô ấy rất thích trai Hàn ). Sau này tôi bị đổi chổ ngồi đi nơi khác, và cũng không còn ai đối xử như thế với một thằng như tôi cả, cô ấy cũng thích ai đó, không còn nói chuyện với tôi như trước. Vài chuyện xảy ra, tôi đã gián tiếp phủ nhận tình cảm của mình, không lâu sao thì cô ấy quen người khác ( tốt hơn tôi nhiều ). Ngày đó tôi buồn lắm, hụt hẫng, chẳng biết phải làm sao nữa, hàng ngày nhìn cô ấy và người khác vui vẻ tôi đau lắm, nhưng bản thân mình có là gì của họ đâu. Nhưng không lâu sau thì họ chia tay vì không hợp, tôi cũng chẳng có fb hay zalo của cô ấy nên chẳng biết cô ấy có thật sự buồn không, chỉ thấy cô ấy luôn bình thường, hình như cô ấy là người chủ động chia tay thì phải. Những năm 12, cô ấy vẫn nói chuyện và cười với tôi, nụ cười cô ấy đẹp lắm, tôi luôn không kìm được cảm xúc khi cô ấy cười. Tôi luôn chọn đứng phía sau lưng cô ấy, luôn ra về sau lưng cô ấy, luôn nhìn cô ấy từ phía sau, phải chỉ phía sau thôi, vì tôi biết tôi không thể, dù sao thì khoảng cách vẫn quá lớn, nó dễ dàng nhận ra được ngay từ vẻ bên ngoài. Chỉ cần cô ấy nói với tôi một câu, cười với tôi một lần, có lẽ nó là hạnh phúc và đủ lắm rồi, tôi không dám hy vọng điều gì khác đâu. Chỉ còn vài tháng nữa là hết năm học 12 rồi, có lẽ khoảng thời gian tươi đẹp ấy cũng sẽ kết thúc với tôi. Hy vọng sau này nếu có duyên khi gặp lại, tôi sẽ tốt hơn bây giờ ( tôi sẽ luôn cố gắng mà ) và cô ấy cũng thế, chúc cô ấy thành công với ước mơ của mình và tìm được người người thật sự yêu thương và tốt với cô ấy. TAO BIẾT MÀY SẼ KHÔNG THẤY NHỮNG DÒNG NÀY NHƯNG TAO CẢM ƠN MÀY NHIỀU LẮM, CẢM ƠN VÌ MÀY ĐÃ TỐT VỚI MỘT THẰNG NHƯ TAO, VÀ XIN LỖI, XIN LỖI VÌ ĐÃ THÍCH MÀY KHI TAO KHÔNG CÓ GÌ CẢ

 

4
10 tháng 4 2021

thật là buồn 

10 tháng 4 2021

Chia buồn nhưng thặc xúc đồng:") Gớt nước mắt

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

31 tháng 5 2023

- Các bạn đã xử lí bất hòa bằng cách:

+ An đã kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với nhau, lắng nghe Hùng nói và bày tỏ ý kiến của mình

+ Hà chủ động gặp Mai làm hòa và gắn kết tình bạn của cả ba

- Nếu không xử lí bất hòa thì rất dễ xảy ra cãi nhau, mất đi tình bạn đẹp 

10 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong quá trình giao tiếp, người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là... để đảm bảo phương châm về chất.

Vì người nói không nên nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Việc sử dụng những câu nói trên sẽ có căn cứ về những thông tin mà người nói sắp đưa ra.

Riêng cụm từ "hình như là" nói để có thể giảm bớt trách nhiệm về thông tin được nói tới trong câu vì thông tin ấy có thể chính xác hoặc không.

b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,...để đảm bảo phương châm về lượng. Người nói sử dụng những cụm từ như trên để bắt đầu bài diễn thuyết hoặc thuyết trinh để tránh lặp lại những thông tin đã nói ở phía trên hoặc những thông tin mà tất cả mọi người đều đã biết. Việc tuân thủ phương châm về lượng trong trường hợp này nhằm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của công việc.