K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2018

Mình sẽ lập một dàn ý cho bạn. Ngoài ra bạn cần thêm 1 vài câu văn cho chặt chẽ hơn. Chúc bạn hok tốt!!!

Dàn ý :

MB : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha, sâu nặng. Tình yêu đằm thắm ấy được thể hiện sâu sắc qua bức thư Bác gửi cho các cháu nhân ngày khai trường đầu tiên, sau Cách mạng tháng Tám trong đó có câu : '' Non sông VN có ... công học tập của các cháu.''

TB : Câu nói của Bác như là một lời nhắc nhở, giáo dục và khích lệ thế hệ trẻ. Bác nêu lên nghĩa vụ của học tập đối với Tổ quốc và dân tộc. Bác giáo dục học sinh về nhiệm vụ học tập, về trách nghiệm nặng nề, vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông VN, dân tộc VN.

  Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh đói với Tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non tương lai của gia đình và dân tộc, là thế hệ nối bước cha anh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng tính cần cù, sáng tao, bằng tâm hồn, trí tuệ, học sinh sẽ đảm đương sứ mệnh lích sử vẻ vang mà Bác Hồ đã giao cho. Muốn hoàn thành nghĩa vụ ấy, học sinh phải đủ đức, tài. Muốn có đức, tài chỉ có con đường học tập.

  Học tập là trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải gắng sức, siêng năng học hành để trở thành người có ích cho gia đình và xa hội. Cần học để làm người có nhân cách văn hóa, đem tài năng phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa của đất nước, góp phần xây dựng tổ quốc VN giàu mạnh, văn minh.

  Câu nói của Bác thể hiện sự quan tâm sâu sắc của một vị lãnh tụ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị giáo dục thế hệ trẻ không chỉ trong xa hội ngày nay mà còn mãi về sau.

KB : Khẳng định lại lời dạy của Bác, bày tỏ lòng biết ơn và nêu lời hứa

9 tháng 6 2018

. Chắc ai cũng sẽ biết Bác Hồ , Bác là một người chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta .Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nói trong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963 trong bài nói chuyện với cán bộ nhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.

Rõ ràng, trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

Vậy nên chúng ta cần phải học thật giỏi để có thể giúp nước vượt lên và làm theo tấm gương đạo đức của Bác .

hok tốt

31 tháng 8 2016
  • Mở bài:
    • Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)
    • Trích lại lời căn dặn của Bác
  • Thân bài:
    • Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)
    • Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
      • Tuổi trẻ là mầm non của đất nước
      • Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
      • Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
      • Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….
      • Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…
  • Kết bài:
    • Khẳng định vấn đề nghị luận
    • Nêu nhận thức, hành động bản thân
31 tháng 8 2016

Đề bài: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề trên như thế nào?.

Bài làm 1

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” .

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa  vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam . Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác  ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh . Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang .Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp , sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Để gánh vác trách nhiệm này thì  học sinh chỉ có một  con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ .Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp .Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90%  dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói , Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao ,có đầu óc nhạy bén ,có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện ,phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất . Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình  là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”.  Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với  tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang,giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại  lời mong mỏi thiết tha của Bác.

15 tháng 3 2016

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

15 tháng 3 2016

tick cho tớ nha cậu leuleu

18 tháng 1 2019
Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyêt định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.

Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của dân tộc không phải ở binh hùng tướng mạnh như đế chế La Mã hay đế quốc Mông - Nguyên xưa kia. Ngày nay, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các cường quốc trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,... đều là những nước kinh tế phát triển vững mạnh. Đối với Việt Nam ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân đất nước là những người có trình độ văn hóa cao, có khả năng hòa nhập với trình độ khoa học - kĩ thuật trên thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải ra sức học tập thật tốt, học không ngừng, học nữa, học mãi. Những tháng ngày dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường chính là thời gian để mỗi người tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nhờ học tập tích cực trong nhà trường, khi lớn lên học sinh mới trở thành những công dân có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại, Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Thực tế cũng cho thấy rằng, những thành tích học tập của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX đến nay, năm nào chúng ta cũng có học sinh đi thi Toán quốc tế. Và năm nào chúng ta cũng đoạt giải cao, có năm toàn, đội toàn đội đều được giải. Quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì nhiều dân tộc khác trên thế giới. Học sinh ta đã làm vẻ vang cho đất nước theo đúng lời Bác Hồ căn dặn.

Trong đời sống sản xuất hiện nay, khi chúng ta mở cửa, cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài, rất nhiều người Việt Nam tài năng không thua kém bạn, đã thực sự hợp tác làm việc có hiệu quả. Đó cũng là kết quả của những ngày tháng học tập miệt mài và thầm lặng. Học những kiến thức phổ thông, họ nghề, học ngoại ngữ,... Nhờ học tập, cuộc sống của bản thân họ ấm no, đầy đủ hơn, đồng thời cũng góp phần xây dựng nước nhà ngày một hùng cường.

Bác Hồ đã căn dặn học sinh học tập ngay từ ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn 90% dân số mù chữ. Nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số. Nhưng Chủ tịch Hồ Chi Minh đã hi vọng, đã tin tưởng rất nhiều ở tương lai của đất nước và Người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng đó vào thế hệ trẻ. Với những lời lẽ xúc động thiết tha, Bác Hồ đã làm cho các thế hệ học sinh nhận rõ hơn trách nhiệm học tập của mình.

Tuy Bác đã đi xa nhưng tất cả học sinh Việt Nam, mỗi năm, khi ngày khai trường đến lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Người để nhắc nhở nhau học tập tốt hơn để làm cho “non sông Việt Nam... sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, để làm vẻ vang cho Tố quốc Việt Nam yêu dấu. Cái Này Được Không??
9 tháng 12 2019

dài wa

7 tháng 10 2018

Em hiểu là luôn phải học hành, mãi học để đi thi được giải nhất, nhì...

Đây là đối vs mk

K mk nhé

*snow white*

7 tháng 10 2018

Nhờ lời dạy kính yêu đó em hiểu được rằng trách nhiệm của người học sinh chúng em đối là học sinh, mỗi chúng ta đều cần hiểu sâu sắc lời dặn dò của Bác để xác định cho mình một quan niêm, một động cơ, một thái độ học tập đúng đắn.

Đúng ko nếu đúng tk mình nhé!

16 tháng 9 2019

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”

Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:

- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước

- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà

- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo

→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới

Luận chứng:

Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc

- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc

- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập

c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ

2 tháng 1 2017

Suy nghĩ: Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Em đã làm được:

- Nỗ lực phấn đấu dể trở thành con ngoan trò giỏi.

- Quyết tâm vượt khó.

- Tự giác.

- Đọc thêm sách.

- Tranh thủ thời gian học tập.

- Vận dụng điều đã học vào thực tế.

(Hỏi đáp Giáo dục công dânMấy cái điều đó là nói cho đủ ý chớ không phải tớ làm đâu à nha)

20 tháng 4 2022

chắc ko

20 tháng 4 2022

đây có phải là câu thành ngữ ko dị

 

16 tháng 4 2022

chỉ mik

16 tháng 4 2022
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.