K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2018

Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi .

20 tháng 5 2018

Tả con chim họa mi và ca ngợi giọng ca tuyệt vời của nó

chúc bn hok tốt ^_^

đọc hiểu bài chim họa mi hót Câu 1:  Con chim họa mi từ đâu bay đến?         A. Từ phương Bắc.                                    B. Từ phương Nam.         C. Từ trên rừng.                                          D. Không rõ từ phương nào.                         Câu 2:  Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?         A. Trong trẻo, réo rắt.                                  B. Êm đềm, rộn rã.         C. Lảnh...
Đọc tiếp

đọc hiểu bài chim họa mi hót

Câu 1:  Con chim họa mi từ đâu bay đến?

        A. Từ phương Bắc.                                    B. Từ phương Nam.

        C. Từ trên rừng.                                          D. Không rõ từ phương nào.                        

Câu 2:  Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

        A. Trong trẻo, réo rắt.                                  B. Êm đềm, rộn rã.

        C. Lảnh lót, ngân nga.                                 D. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3:  Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

       A. Nhạc sĩ tài ba.                                         B. Ca sĩ tài ba.                 

        C.Nhạc sĩ giang hồ.                                       D. Ca sĩ giang hồ.

Câu 4:  Hãy miêu tả  cách ngủ của chim họa mi?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5:  Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

        A. im lặng                                               B. thanh vắng                 

        C. âm thầm                                              D. lạnh lẽo

 Câu 6:  Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

        A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

        B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.                 

        C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

        D. Nó xù lông hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ ở góc bếp.

Câu 7:  Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. được liên kết với nhau bằng cách nào?

        A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ .

        B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.                 

        C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

 

 

1
2 tháng 5 2023

1 d. Không rõ từ phương nào

2 B.Êm đềm rộn rã 

3 C.  Nhạc sĩ giang hồ 

4 Hót một lúc lâu nhạc sĩ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại , thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc diễn du trong bóng đêm dày 

5 . A  Im lặng 

6 . B Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt 

7. B Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

 

 

 

5 tháng 4 2021

giúp mình với mình đang cần gấp

11 tháng 5 2021

k cho mình nhé !

tiếng hót của chim họa mi càng vang lên thì cây rừng càng vui hơn .

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:

1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?

a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện

2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?

a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên cao         

  c.Vì chim biết bắt sâu và bảo vệ cây cối,hoa màu             d.Vì chim biết làm tổ trên cao     

3.Trong cơn bão,chuyện gì đã xảy ra với Chim Sâu?

a.Chim Sâu bị gió thổi tạt vào 1 khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà.

b.Tổ Cim Sâu bị gió bão thôi rơi xuống đất

c.Chim Sâu đã khôn lớn chống trọi đc với bão tố

d.Chim Sâu bị gió bão quật gãy cánh

4.Sau khi đc chú bé thả ra,Chim Sâu đã làm gì?

a.Chim Sâu bay về mách Chim Bố 

b.Chim Sâu bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu

c.Chim Sâu bay về nhà tập hót cho hay

d.Chim Sâu chú ý chăm chút sắc đẹp của mình

5.Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu ?

........................................................................................................................................................................................................................

6.Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?

.........................................................................................................................................................................................................................

7.Từ in đậm trong các câu sau:"Sáng hôm sau,cậu bé thả chim bay đi."và"Bạn Minh học rất sáng dạ."có quan hệ là:

a.Từ đồng nghĩa                b.Từ đồng âm                 c.Từ nhiều nghĩa                              d.Từ trái nghĩa

8.Dấu ngoặc kép trong câu:Chú chim Sâu nhớ lại lời Chim Bố ngày nào:"Người ta yêu quý chim ko chỉ riêng vì tiếng hót" có tác dụng gì?

a.Báo hiệu đoạn liệt kê       b.Báo hiệu bộ phận giải thích               

c.Đánh dấu những từ ngữ đc dùng với ý nghĩa đặc biệt              d.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

9.Gạch và ghi chú dưới bộ phận (CN,VN) trong câu sau:

Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến cho chú bé rất thích thú.

10.Đặt 1 câu chỉ hoạt động của Chim Sâu có sử dụng từ láy và biện pháp nhân hóa.

 .......................................................................................................................................................................................................................

0
12 tháng 5 2020

1) 

- Đặc điểm trạng ngữ:

+ Thường đứng đầu câu, cuối câu, giữa câu

+ Có thể tách riêng thành một câu 

+ Bổ sung ý nghĩa cho vế đứng sau nó 

+ Nhấn mạnh: nơi chốn, thời gian, địa điểm,,... mà trạng ngữ diễn tả

- Chỉ thời gian: Bây giờ, covid 19 đang lan rộng 

- Chỉ nơi chốn: Việt Nam, tôi và bạn cùng cố gắng 

- Chị cách thức: Bằng nhiều biện pháp, chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh 

2) Công dụng:

+ Bổ sung ý nghĩa cho vế đứng sau nó 

+ Đứng riêng: nhấn mạnh cho trạng ngữ 

+ Chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn 

3) Trạng ngữ có thể tác ra đứng riêng. Nếu cần nhấn mạnh thời gian, địa điểm hoặc nơi chốn thì trạng ngữ sẽ nằm một câu riêng

4) Để phòng chống dịch Covid, mỗi chúng ta hãy ở nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết , rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang đúng cách.

15 tháng 5 2020

Trạng ngữ: -buổi sáng( chỉ thời gian)

                  -trên cây gạo ở đầu làng(chỉ nơi chốn)

                   -bằng chất giọng thiên phú( chỉ phương tiện)

Chúng không đc tách ra thành câu riêng vì chúng chỉ đc ngăn cách với nhau bởi dấu phảy, không phải dấu chấm

13 tháng 3 2018

nhạc sĩ giang hồ nhé bạn

13 tháng 3 2018

A. Nhạc sĩ giang hồ .

Nhớ k cho mình nha >3

17 tháng 5 2022

Refer:

Mỗi loài vật nuôi đều mang lại lợi ích cho con người. Con chó để trông giữ nhà, con mèo để bắt chuột, con trâu để kéo cày… Còn chim hoạ mi thì hiến dâng tiếng hót trong trẻo, ngọt ngào cho cuộc sống thêm vui vẻ. Yêu tiếng chim hoạ mi nên hè vừa rồi, ông nội em đã tìm mua được một cô nàng xinh xắn về làm cảnh.

Hoạ mi có dáng người thon gọn, nhỏ nhắn. Trên người hoạ mi được khoác một bộ quần áo diêm dúa màu vàng pha màu ngọc bích. Đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của cô nàng yêu đời và mộng mơ – rất to tròn lúc nào cũng lấp lánh như ngôi sao. Hoạ mi có cái mỏ vàng và dài như chiếc kẹp để gắp những chú sâu béo ngậy. Mỗi khi gặp đối thủ hay con mồi, cô liền dang rộng đôi cánh bóng mượt của mình, sẵn sàng tư thế chiến đấu với kẻ thù. Thân hình nhỏ nên đôi chân hoạ mi cũng bé tí teo, có màu vàng nâu nhưng đôi chân ấy nhảy nhanh thoăn thoắt.

Cái đuôi dài giúp cô nàng giữ thăng bằng khi đứng. Ông đã sắm cho hoạ mi một tổ ấm thật lộng lẫy. Đó là một chiếc lồng sơn màu vàng, bên trong lồng có chậu nhỏ đựng thức ăn và nước uống, còn có cả gương để hoạ mi làm dáng. Vì vậy, trông cô nàng lúc nào cũng điệu đà và dễ thương.

Thức ăn chính của hoạ mi là cào cào, sâu trộn chung với tấm gạo, cô nàng ăn ngấu nghiến một cách ngon lành. Không kể thời tiết nắng hay mưa, ngày nào hoạ mi cũng cất tiếng hót thánh thót. Mỗi khi tiếng hót trong trẻo ấy cất lên, em cảm thấy mọi vật như ngừng lại: gió ngừng thổi, mọi người trong gia đình em ngừng làm việc. Bài ca của hoạ mi gọi ông mặt trời thức dậy, là lời chào bình minh và ngày mới.

Em rất yêu quý cô nàng họa mi. Em luôn dành thời gian chăm sóc chú, kiếm cho chim những con cào cào hay con sâu để hoạ mi đánh chén; còn cô nàng thì trả ơn mọi người bằng cách hót thật nhiều và thật hay.

17 tháng 5 2022

Tham Khảo

 

Có thể bạn cũng biết có một loài chim rất nổi tiếng và quen thuộc, được rất nhiều người chọn nuôi làm chim cảnh, đó chính là chim hoạ mi.

Chim họa mi – tên gọi rất hay khiến người ta chỉ nghe đến một lần cũng có thể nhớ. Chim hoạ mi là loài chim có dáng nhỏ nhắn nhưng thân hình khá cân đối và các bộ phận tương xứng với nhau. Phần đầu bằng, phần mỏ nhọn, đuôi dài thẳng và nhiều lông, chân dài với ngón chân có móng sắc nhọn. Đôi chân này giúp cho chim hoạ mi bay đậu và chuyền cành rất giỏi, chúng có thể len lỏi mọi cành cây tán lá để tìm bắt sâu.

Mắt của chim hoạ mi là điểm đặc biệt nhất, đôi mắt nhỏ, tròn và sáng trong, bên ngoài mắt có viền lông màu trắng giống như nét vẽ tô điểm cho vẻ đẹp đôi mắt. Nhiều người chọn chơi chim hoạ mi cũng chỉ vì đôi mắt đầy mê hoặc này. Bộ lông của hoạ mi nói chung không đẹp lắm nhưng cũng rất nổi bật với màu vàng đồng nhạt hoặc màu hung đỏ, bộ lông ấy chỉ làm nền cho đôi mắt của chúng. Tiếng hót của chim hoạ mi rất hay, vừa trong trẻo lại vừa lanh lảnh vang vọng, có khi chỉ hót từng tiếng một có khi lại ngân dài ra.

Đây quả là một loài chim tuy nhỏ nhưng có võ, vừa có đôi mắt đẹp lại có tiếng hót hay.

31 tháng 12 2022

từ loại gì bạn từ đơn ,phức hay ghép hay láy.từ nào ?

31 tháng 12 2022

Từ loại là:từ bừng

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    C. Không rõ từ phương nào.                        

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

1

Câu 1: 

C. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: 

A. Êm đềm, rộn rã.

Câu 3: 

B. Nhạc sĩ giang hồ.

Câu 4: 

Nội dung chính của bài văn là mô tả về con chim họa mi và tiếng hót của nó vào các buổi chiều, cũng như việc tác giả so sánh chú chim với một nhạc sĩ giang hồ và miêu tả hành động của nó trong tự nhiên.

Câu 5: 

A. im lặng

Câu 6: 

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

Câu 7: 

B. thay thế từ ngữ

Câu 8:

Bộ phận chủ ngữ: con họa mi ấy.