Ý nghĩa của truyền thuyết bánh trưng bánh giầy là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
mình ko chép mạng nhé kick mình nha hok tốt !!!!!
Bạn tham khảo:
Bài làm:
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
- Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).
3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
6. Đoạn văn :
Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnh, tiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.
- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
- Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Học tốt!!!
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:
- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:
– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.
Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.
Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:
– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".
Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.
Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:
"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".
Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:
"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:
"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".
Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.
ủng hộ mk nha
Cái này đáng ra làm xong lâu rồi mà không hiểu sao lúc bấm gửi cái nó mất luôn câu trả lời TvT (Xui xỉu:")
Một số ý:
- Tóm tắt truyền thuyết:
+ Vua Hùng thứ 6 đã lớn tuổi muốn tìm đứa con tài giỏi để nối ngôi mình. Ông có tất cả 10 người con ai cũng giỏi giang, tướng mạo đẹp đẽ nên không biết phải chọn ai. Vì vậy vua đã đưa ra thử thách nhân lễ cúng tổ tiên ai dâng lên được món ngon làm hài lòng vua cha thì ông sẽ cho người đó nối ngôi. Trong đó, Lang Liêu là đứa con thiệt thòi nhất của vua, anh chỉ có lúa gạo nhiều và không có tiền tài, không tìm được món ngon vật lạ nên rất buồn phiền. Khi anh đang nằm ngủ thì thần hiển linh trong giấc mộng của anh, mách bảo lúa gạo mới là thứ quý giá nhất và dạy anh cách làm bánh chưng, bánh giầy. Anh vui mừng miệt mài làm bánh cuối cùng bánh của Lang Liêu được vua cha chọn dâng lên cúng Tiên Vương và đồng thời từ đó anh cũng được nối ngôi vua cha.
- Ý nghĩa của truyền thuyết:
+ Giải đáp nguồn gốc và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy trong dịp lễ của dân tộc ta.
+ Truyền tải thông điệp món ngon trên đời không nhất thiết phải là "của ngon vật lạ" mà là món ăn có ý nghĩa, có giá trị tinh thần cao.
+ Ca ngợi sự hiếu thảo, thông minh của người nông dân ta.
+ Đề cao ý thức và phong tục thờ cúng tổ tiên, tính nhớ ơn, sáng tạo của nhân dân ta.
+ Thể hiện nên thành tựu văn hóa truyền thống về nền nông nghiệp từ buổi đầu xây dựng nước ta.
(Mỗi ý nghĩa thì bạn kèm theo qua đoạn văn nào đó trong truyền thuyết phản ánh)
- Liên hệ bản thân: làm gì để giữ gìn phong tục bánh chưng bánh giày, làm gì để cống hiến đóng góp cho đất nước.
+ Học tập, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, cần cù, thường xuyên tạo thói quen tốt cho bản thân, sống chan hòa cởi mở yêu thương mọi người xung quanh.
+ .....
- Tổng kết: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.
Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:
+ Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.
+ Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.
+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Bạn tham khảo:
Bài làm:
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.