viết truyện dân gian cây sự sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyện trung đại là loại truyện văm xuôi chữ Hán, ra đời trong khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX
- Đặc trưng thể loại:
+ Nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn
+ Nhân vật chủ yếu đƯợc miêu tả qua ngôn ngữu trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
+ Cốt truyện thường đơn giản
Truyện cổ tích thuộc loại hình văn học dân gian nào sau đây?
A. Trữ tình dân gian
B. Sân khấu dân gian
C. Tự sự dân gian
( sửa lại môn)
Câu 1: Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền.
Câu 2:
- Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
+ Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
+ Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
+ Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
- Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch.
Bộ sách Truyện Dân Gian Thế Giới gồm 6 câu chuyện dân gian trên khắp thế giới, với những nội dung mới lạ đề cao những đức tính tốt đẹp mà con người nên trau dồi học hỏi, nên nghĩ kỹ trước khi làm, nên sống trung thực, nên tự mình làm việc không ỷ lại vào ai khác... Câu chuyện Cây Sự Sống là một truyện kể dân gian đậm chất Amazon. Người dân trong ngôi làng vùng Amazon học được một bài học quan trọng về việc tôn trọng tự nhiên và hiểm họa khi trở nên quá tham lam.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Chuyện kể rằng, ở một ngôi chùa trong một sơn cốc, có một tiểu hòa thượng hết sức chăm chỉ, bất kể là đi hóa duyên, hay xuống bếp rửa rau, cậu từ sáng đến tối bận rộn không ngừng nghỉ. Tuy vậy, nội tâm tiểu hòa thượng lại rất giằng xé, điều này khiến vành mắt cậu trở nên ngày càng đen. Cuối cùng, khi không nhịn được nữa, cậu tìm đến sư phụ của mình.
Tiểu hòa thượng hỏi vị thiền sư : “Thưa Sư phụ, bất kể đều gì con cũng làm được nhưng sao tâm con lại cảm thấy mệt mỏi thế này. Nguyên nhân là tại sao ạ?”
Thiền sư trầm tư một lúc, nói: “Con hãy mang cái bát ngày thường dùng để hóa duyên đến đây”.
Tiều hòa thượng liền đem bát tới.
Thiền sư nói: “Hãy để bát ở đây. Con đi lấy giúp ta vài quả óc chó, và bỏ đầy bát này nhé”.
Tuy không hiểu được dụng ý của sư phụ, nhưng tiểu hòa thượng vẫn làm theo lời thầy. Cậu đem rất nhiều quả óc chó đến, khoảng chừng mười quả và xếp đầy bát.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con còn có thể cho thêm quả óc chó vào bát được nữa không?”
Tiểu đồ đệ đáp: “Không thêm được nữa thầy ạ, bát này đã đầy rồi, lại cho thêm vào nữa thì nó rơi hết ra ngoài mất”.
〝Vậy con bốc thêm ít gạo qua đây. 〞
Tiểu đồ đệ lại mang tới một ít gạo. Cậu rót gạo vào bát dọc theo khe hở giữa những quả óc chó, rốt cuộc lại có thể cho được rất nhiều gạo vào, cứ rót nữa cho đến khi gạo bắt đầu rơi ra, tiểu đồ đệ mới ngừng. Bất chợt, dường như có điều gì lóe lên trong đầu cậu bé: ” À, thì ra vừa rồi bát vẫn chưa đầy. 〞
“Bát đã đầy chưa con?”.
“Đầy rồi thầy ạ”.
“Con lại lấy một ít nước tới đây”.
Tiểu hòa thượng lại đi lấy nước, cậu lấy một gáo nước đổ vào trong bát, sau khi đổ vào nửa gáo nước, lần này ngay cả khe hở trong bát cũng đều bị lấp đầy hết cả.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Lần này đầy chưa?”.
Tiểu hòa thượng nhìn thì thấy cái tô đã đầy rồi, nhưng cũng không dám trả lời, cậu không biết có phải là sư phụ còn có thể cho thêm đồ gì vào nữa hay không.
Thiền sư cười nói: “Con lại đi lấy một muỗng muối qua đây”.
Ông lại cho muối hòa tan vào trong nước, một chút nước cũng không có tràn ra.
Tiểu hòa thượng lại ngộ ra điều gì đó.
Thiền sư hỏi cậu: “Con nói xem cái bát này nói lên điều gì?”
Tiểu hòa thượng nói: “Con biết rồi, điều này nói lên rằng chỉ cần tận dụng, xử lý thời gian hiệu quả, thì luôn sẽ có đủ thời giờ để dùng”.
Thiền sư cười và lắc đầu nói: “Đó không phải là điều ta muốn nói với con”.
Tiếp đó, thiền sư lại đổ ngược những thứ trong bát ra một cái chậu, để lại một cái bát rỗng không. Ông chậm rãi thao tác, vừa đổ vừa nói: “Vừa rồi chúng ta cho quả óc chó vào trước, bây giờ chúng ta làm ngược lại, xem thử sẽ thế nào?”. Ông trước tiên cho một muỗng muối vào, sau đó rót nước vào, sau khi rót đầy rồi, lại cho gạo vào trong bát. Nước đã bắt đầu tràn ra ngoài, sau khi bát đựng đầy gạo rồi, thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con xem, bây giờ trong bát còn có thể thả thêm quả óc chó vào không?”.
Ông tiếp tục: “Nếu như cuộc đời con là một cái bát, khi trong bát tất cả toàn là những chuyện nhỏ như hạt gạo này, thì quả óc chó lớn của con làm thế nào để vào đây?”.
Tiểu đồ đệ lần này mới hoàn toàn hiểu rõ.
Ví dụ của vị thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Thực ra, ông muốn nói rằng, nếu như cả ngày bôn ba, vô cùng bận rộn, nhưng không việc gì có thể làm ta thoải mái, thế thì, chúng ta cần phải nghĩ một chút: “Chúng ta thực sự đã đưa quả óc chó vào bát trước tiên chưa? Làm thế nào có thể phân biệt đâu là quả óc chó, đâu là hạt gạo?”. Đời người rất hữu hạn. Trong hành trình sống, nếu người ta để tâm vào những việc không cần thiết mà quên mất đi thực hiện những thứ không quan trọng, thì anh ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị. Nếu người ta muốn cuộc đời vui vẻ, thoải mái, thì cần xác định quả óc chó của mình là việc gì, đời sống chắc chắn đơn giản thư thả. Khi dành thời gian cả đời sa vào các hạt gạo, muối, nước, để tâm những sự việc nhỏ nhặt này, thì anh ta sẽ không thể đưa quả óc chó vào được nữa.
Nếu cuộc đời là chiếc bát rỗng, vậy bạn sẽ bỏ cái gì vào trước tiên?