K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

1
2 tháng 3 2017

??????????????????????Bạn làm gì zậy??????????????????????

Nhìn hoa mắt chóng mặt quá

25 tháng 1 2018

Chọn đáp án: B

16 tháng 10 2016

Bạn vào Google mà dịch . Đây là trang Toán mà

bài văn như sau:bài văn như sau:Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thử có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay ?Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm...
Đọc tiếp

bài văn như sau:

bài văn như sau:

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thử có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay ?

Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm tòi ra những kiến thức mới hoặc bổ sung thêm kiến thức mới vào tri thức của ta. Vậy tự học là như thế nào? Trước hết, ta phải hiểu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô trong những bài giảng hoặc từ trong sách vở. Vậy chúng ta biết tự học là tự suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức như, tự mình mày mò tìm hiểu hoặc có sự hướng dẫn của thầy cô,… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học sinh vẫn là quan trọng nhất.

Chúng ta cần phải tự học mới có thể thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức mà ta đã học vào cuộc sống một cách hữu ích hơn. Không những thế, việc tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại và không phụ thuộc vào người khác. Từ đó, biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự mình hoàn thiện bản thân.

Tự học tuy là một công việc rất dễ, nhưng nó đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng cho việc tự học là niềm vui, sự hạnh phúc khi ta có được thêm kiến thức. Chúng ta biết có rất nhiều người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ Bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học mà Bác biết nhiều tiếng ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc và tự do, độc lập.

Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học như nhũng người khác nhưng với tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa như: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền,… Nhờ tự học mà những tấm gương trên đã trờ thành bậc hiền tài, làm rạng danh gia đình và quê hương đất nước.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên bản thân mồi người chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó, bản thân mỗi người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Nói tóm lại, càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, ta càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để giúp bản thân hoàn thiện, để biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ vậy mà Lê-nin đã đặt ra một phương châm “Học, học nữa, học mãi”.

 

1
13 tháng 5 2022

bút mực hay bút bi ;-;

chữ bth hay in ;-;

13 tháng 5 2022

vở 4 ô li hay 5 ô li .-.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

2 tháng 3 2022

Nền tảng của hạnh phúc gia đình.

2 tháng 3 2022

A

            TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TRỒNG NHIỀU CÂY XANH                                                                        (Theo PHƯƠNG NGA) Cây xanh có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây xanh có nhiệm vụ hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Chính vì thế, có thể nói cây xanh chính là nguồn sống của chúng ta. Nơi mà có nhiều cây nhất phải kể đến...
Đọc tiếp

            TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TRỒNG NHIỀU CÂY XANH

                                                                        (Theo PHƯƠNG NGA)

Cây xanh có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây xanh có nhiệm vụ hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Chính vì thế, có thể nói cây xanh chính là nguồn sống của chúng ta. Nơi mà có nhiều cây nhất phải kể đến rừng, với độ đa dạng sinh học bậc nhất, sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lí tưởng cho các loài động vật hoang dã như hươu, nai cùng muôn vàn các loại sinh vật khác để tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, nếu con người biết khai thác một cách hợp lí và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có thể khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý. Ngày nay, rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cùng với sự kết hợp của nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau làm tổn hại đến sức khoẻ của con người cũng như làm thiên nhiên thay đổi. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của cây xanh. Cây xanh có nhiều tác dụng tốt đẹp đến thế nhưng thử hỏi hiện nay, diện tích rừng còn lại là bao nhiêu? Không hiểu là do không hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng hay là hiểu được việc làm của mình là sai trái rồi nhưng vẫn làm mà nhiều người đã vô tình hay cố ý chặt phá rừng một cách vô ý thức, một cách sai trái để kiếm lợi cho mình, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm mà chính con người phải gánh chịu. Không có rừng, không có cây xanh thì làm sao mà có cái để chặn lũ, điều hoà không khí, chống xói mòn. Nhiều loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi nạn chặt phá rừng. Không có cây xanh thì môi trường sống của chúng ta sẽ dần bị tàn phá, huỷ hoại. Dường như con người cũng vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không quan tâm đến. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khí hậu trên toàn cầu có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính". Biết bao thiên tai, mưa lũ, hạn hán, sóng thần, động đất,... áp đến liên miên, không theo một chu kì hay mùa nào, mà như một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khô, mất mát về vật chất và tinh thần, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không khí ngày càng ô nhiễm, mất rừng, đe doạ nguồn tài nguyên thiên nhiên. . Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, chúng ta đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Điều này đòi hỏi phải có sự nghiêm minh của pháp luật, trừng trị những hành động chặt phá rừng, để mất rừng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo vệ rừng cho nhân dân, đặc biệt là đối với các hộ vùng sâu, vùng xa, dân tộc

miền núi về các công tác trồng, phát triển và bảo vệ rừng. Khi hiểu rõ được tầm quan trọng của cây xanh và lợi ích mà nó đem lại cùng như hậu quả của việc tàn phá rừng, thì mỗi con người chúng ta đều cần cùng chung tay góp sức xây dựng một môi trường xanh bằng cách trồng thật nhiều cây xanh và hưởng ứng thông điệp: “Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành

Câu 1. Giải thích ngắn gọn: Vì sao văn bản “Tại sao Tự luận chúng ta phải trồng nhiều cây xanh” lại thuộc nghị luận xã hội?

Câu 2. Nêu ý nghĩa của văn bản “Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh”? Câu 3. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng khoảng 3 câu văn.

Câu 4. Theo em, văn bản trên mang lại cho người đọc nhận thức gì? Điều gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân em sau khi đọc văn bản này?

Câu 5. Nếu cần nêu ra ba tác dụng của cây xanh, em sẽ nêu những tác dụng nào?

Câu 6. Giải thích ngắn gọn nội dung thông điệp: “Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là niềm hi vọng hướng tới tương lai bền vững và tốt đẹp hơn bằng chính những hành động cụ thể”. Câu 7. Viết đoạn văn khoảng 8 - 10 câu phát triển ý sau: Chúng ta cần bảo vệ rừng bởi rừng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.

 

3
1 tháng 4 2022

rất đúng nhưng ko được chép

1 tháng 4 2022

hơi dài còn cái nịt

 gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay càng có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.Ðối với phần lớn người Việt Nam chúng ta, gia đình luôn là mối quan...
Đọc tiếp

 gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay càng có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.

Ðối với phần lớn người Việt Nam chúng ta, gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu, vì gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Xây dựng hạnh phúc gia đình cũng chính là xây dựng tổ ấm gia đình, vun đắp và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người. Gia đình mang tính liên kết chặt chẽ, gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, gia đình truyền thống Việt Nam hòa thuận, hiếu thảo, khoan dung, chung thủy. Quá trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, tuy nhiên vấn đề gia đình và giáo dục gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nghị quyết của các kỳ Ðại hội Ðảng đều nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình, từ Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VII xác định gia đình với tư cách là "tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách", đến Ðại hội Ðảng lần thứ XII nêu rõ: "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam... Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.", "tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc". Như vậy, gia đình có một vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng mỗi người Việt Nam cũng như nguồn nhân lực cho xã hội mới.

Thể chế các chủ trương, nghị quyết của Ðảng, nhiều bộ luật đề cập chế định gia đình với vị trí, vai trò rất quan trọng như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em; Luật Người cao tuổi. Ðặc biệt, Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quyết định kể từ năm 2001, ngày 28/6 hằng năm đã trở thành Ngày Gia đình Việt Nam.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương và nhiều nơi đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của gia đình và nhằm hướng đến xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. 16 năm qua, Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng trở thành ngày truyền thống đối với mỗi cá nhân, gia đình Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình đã được tổ chức thường niên, trở thành một ngày hội, nhắc nhở tất cả chúng ta, từ cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình luôn biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương chăm sóc cho nhau - luôn hiểu, thực hiện và phát huy trách nhiệm của mình mà một trong những chức năng quan trọng của gia đình là giáo dục các thế hệ tiếp nối của gia đình theo những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là trong các mối quan hệ ứng xử, giao tiếp và các chuẩn mực để định hình, phát triển nhân cách của con người. Giáo dục trong gia đình là những việc làm cụ thể, từ việc ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cái từ lời nói đến việc làm; con cháu phải nghe lời khuyên bảo và định hình tính cách theo nền nếp, gia phong của mỗi gia đình. Ðó chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con em duy trì và phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh và trở thành công dân có ích trong xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình không phải là môi trường duy nhất giáo dục trẻ em. Ngoài gia đình, trẻ em còn chịu ảnh hưởng của các môi trường giáo dục khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng (trong đó có mạng xã hội)... Nhưng gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng thành của chúng. Muốn làm tốt điều này thì mỗi gia đình phải trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội.

Xã hội phát triển và hội nhập, nhiều gia đình bị tác động mạnh mẽ

Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ trong gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động, thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới. Mối quan tâm, chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con cái dường như bị suy giảm. Nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách của một số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay, bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình.

Ðiều đáng lo ngại hiện nay là, vì những lý do khác nhau, một bộ phận gia đình đã không thật sự trở thành "tổ ấm" cho mỗi con người. Nếu cấu trúc gia đình lỏng lẻo, liên kết giữa các thành viên gia đình yếu, các thành viên gia đình không được đối xử bình đẳng, cha mẹ thiếu gương mẫu và không có thời gian hoặc không quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực gia đình gia tăng... thì gia đình khó có thể làm tốt chức năng giáo dục, các thành viên trong gia đình khó hòa thuận, hạnh phúc và đặc biệt con cái khó có thể sống trong tình yêu thương, ấm no và hình thành nhân cách tốt.

Có thể nêu hai vấn đề bất cập chủ yếu trong đời sống gia đình có liên quan mật thiết với giáo dục đối với các thành viên gia đình như sau:

- Mâu thuẫn, xung đột gia đình mà đỉnh điểm là bạo lực gia đình nghiêm trọng, trong đó nổi bật nhất là bạo lực của người chồng đối với người vợ và bạo lực của cha mẹ đối với con cái. Những trẻ em sinh ra và lớn lên trong các gia đình thường xuyên phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ, những cảnh mắng chửi nhau giữa các thành viên gia đình, những lần bị đòn roi từ cha mẹ, cũng có xu hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối với người khác trong tương lai.

Gắn với các mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình là vấn đề ly hôn. Nhất là các vụ ly hôn có con nhỏ, nếu bố mẹ xử sự sau ly hôn không khéo léo và thiếu tế nhị thì các cháu cũng là người chịu rủi ro nhiều hơn trong cuộc sống, cá biệt cũng dễ bị rơi vào những hành vi lệch lạc trong tương lai.

- Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng khá bất ổn ở không ít gia đình, đó là việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái, dù họ vẫn sống cùng nhà với các con, cả đối với những người đang vật lộn mưu sinh cũng như các gia đình khá giả hơn. Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người cha và người mẹ không dành thời gian để chăm sóc con cái. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cả về mối liên hệ tình cảm cha mẹ - con cái hoặc tăng thêm nguy cơ đối với các hành vi lệch chuẩn trong cuộc sống. Không ít trẻ em trong các gia đình không được cha mẹ quan tâm đã bỏ học, đi lang thang bụi đời, để cuối cùng rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, cướp giật, mại dâm, trộm cắp,... gần đây nhất nhiều cháu gái nhỏ bị xâm hại rất thương tâm.

Có nhiều nguyên nhân cụ thể của tình hình nêu trên nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ vai trò của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù có mối quan hệ chặt chẽ với các thiết chế khác trong hệ thống xã hội tổng thể, sự vững mạnh hay bất cập của gia đình sẽ có tác động lớn đối với việc quản lý xã hội nói chung. Cũng từ nguyên nhân đó, giáo dục gia đình chưa được coi trọng. Bản thân một số người làm cha làm mẹ chưa thật sự gương mẫu với các con, đôi khi còn là hình ảnh xấu cho các con làm theo.

Về mặt xã hội, mặc dù Ðảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng và củng cố gia đình, tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều văn bản luật và chính sách chưa được nhận thức đầy đủ. Cơ chế phối hợp triển khai thực hiện chính sách gia đình chưa đồng bộ. Ðội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác gia đình ở cấp cơ sở còn thiếu các kỹ năng cần thiết và gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vấn đề về gia đình.

Về phía các gia đình, sự thiếu quan tâm đến việc giáo dục gia đình là một nguyên nhân quan trọng khiến cho gia đình chưa phát huy được vai trò của nó với tư cách là môi trường tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội. Nhiều gia đình vẫn khoán trắng cho xã hội và nhà trường việc giáo dục trẻ em. Một số không ít các bậc cha mẹ chưa dành được thời gian thích đáng để quan tâm tới con cái. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ còn thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục con cái một cách khoa học.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm là nâng cao mức sống của các gia đình ở nhiều vùng khó khăn cũng là một yêu cầu đặt ra nhằm tạo điều kiện cho các gia đình quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái một cách tốt hơn.

Ðây chính là những vấn đề mà các cơ quan chức năng của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội phải đặc biệt quan tâm.

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 phải trở thành mốc quan trọng trong năm

Ðể khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh chung quanh vấn đề gia đình của xã hội hiện đại, cần có những định hướng trong nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho công tác quản lý gia đình nhằm phát huy hơn nữa các giá trị tích cực trong văn hóa dân tộc, nhất là trong việc định hướng giá trị, hình thành và nuôi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho con trẻ. Một trong những định hướng quan trọng trong giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ em trở thành những công dân tốt, đó là gia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường và có sự quan tâm đúng mức đến các em, dành cho các em một môi trường phát triển lành mạnh và an toàn.

Các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cũng như toàn xã hội và mỗi gia đình cần nhận thức đầy đủ hơn vai trò quan trọng của gia đình đối với sự phát triển xã hội nói chung, đồng thời đối với việc giáo dục con cái và xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội mai sau. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải tính tới những tác động đối với đời sống gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về gia đình. Có những hỗ trợ cần thiết để gia đình có thể làm tốt các chức năng của mình, nhất là chức năng tâm lý - tình cảm và chức năng giáo dục, chăm sóc.

Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư cần có những hành động cụ thể làm cho Ngày Gia đình Việt Nam thật sự trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với gia đình của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của đất nước, dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 cần phải trở thành mốc quan trọng trong năm để mỗi người con 

6
18 tháng 11 2021

????

18 tháng 11 2021

???????????????????????????????