K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ: 
Khi ta uống nước ta cần phải biết nguồn gốc của nước mình uống từ đâu mà ra ! 

Xét về nghĩa bóng: 
+Uống nước : hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. 
+Nguồn : nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng 
+Nhớ nguồn : người hưởng thụ thành quả phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, nhớ ơn và phát huy các thành quả mà ta đang hưởng.

+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống 
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.

~~ chúc bạn học giỏi nha ~~

1 tháng 5 2018

Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. "Uống nước" về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Thời xưa, chưa có nước máy như bây giờ mà người Việt cổ phải làm những công trình thủy lợi rất cực khổ để dẫn nước về mương, ruộng sử dụng vào mục đích tưới tiêu và cả để uống nữa. Về nghĩa bóng, "uống nước" nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước. 

"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng. 

22 tháng 5 2020

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Bài văn:

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.

22 tháng 5 2020

Tham Khảo

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
  •  
26 tháng 10 2019

Đáp án: C

ý nghĩa hai câu ca dao này là chúng ta làm việc gì cũng phải nhở ơn và trẩ ơn những người đã giúp đỡ mình

10 tháng 3 2022

cẻm ơn bạn

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

a. + b

- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên. 

=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.

=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.

=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục. 

14 tháng 2 2019

.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:

                                                       “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                               Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".

“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:

                                           " Tốt gỗ , xấu nước sơn.

Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:

                                  “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

14 tháng 12 2016

_ là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.

_ Ý nghĩa tục ngữ uống nước nhớ nguồn có nghĩa là nói đến con người sống phải biết trước biết sau, luôn ghi nhớ đến những người đã tạo ra sản phẩm để chúng ta hưởng thụ. Qua đó câu tục ngữ cũng nói đến những người bỏ mặc sống chết của người khác chỉ lo trục lợi cho bản thân như sống chết mặc bay. Sống là phải tôn sư trọng đạođừng tỏ ra vẻ tự cao tự đại như ếch ngồi đáy giếng

_Ý nghĩa tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có nghĩa là khi ta tiếp xúc với những cái xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng cái thói hư tật xấu đó ngược lại khi gần đèn tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho những điều tốt đẹp, do đó con người nên chọn cho mình những thứ tốt đẹp để phát triển phù hợp với bản thân mình.

20 tháng 6 2021

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ "nước/nguồn" ẩn dụ cho những công ơn, thành quả tốt đẹp mà con người được tận hưởng và phải có ý thức biết ơn và đền đáp những công ơn, thành quả đó. Tác dụng: làm cho tư tưởng của câu tục ngữ được sinh động và giàu tính biểu cảm.

20 tháng 6 2021

giúp mik vs ạ

 

 

 

 

16 tháng 2 2023

1.-nghĩa đen là khi uống nước phải nhớ nơi mình lấy nước đó uốn.

   -phải nhớ đến cội nguồn,tổ tông của minh.

2.Lễ phép với ông bà cha mẹ,trên kính dưới nhường,tôn thờ và thắp nhang bàn thờ tổ tiên,...

16 tháng 2 2023

1. Nghĩa đen : Khi được uống nước, hãy nhớ tới nơi đem đến cho ta nguồn nước đó.
Nghĩa bóng : Cần biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng.
2. Biểu hiện : Lẽ phép với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, cố gắng học tập và lao động để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ hơn.

Câu 3:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".

Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".

Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

~Hok tốt~
##Mirai