Em hãy tưởng tượng và tả lại bãi biển sau trận mưa đêm rả rích vào lúc bình minh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em ở Hòn Gai, trông ra biển Đông suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên.
Tang tảng sáng, mọi vật còn loà nhoà trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía Đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.
Lúc mặt trời đã nhô lên. hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.
Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.
Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu.
tham khảo
Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh. Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi. Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh. Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.
TK
Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh. Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi. Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh. Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.
Đối với đứa trẻ được sinh ra và lớn lên từ biển như tôi, dù đi xa nhưng mọi khoảnh khắc của biển quê hương vẫn sẽ in đậm trong tâm trí của mình. Từ lúc mặt trời mới lên cao cho đến khi màn đêm buông xuống, biển đều mang một vẻ rất riêng. Và ấn tượng nhất trong tôi vẫn là biển lúc bình minh.
Ngắm biển lúc sáng sớm từ lâu đã trở thành thói quen của người dân vùng biển này. Cứ mỗi sáng, đi dọc những hàng dừa, phi lao nghiêng ngả, cảm nhận những làn gió mát đầy sảng khoái, chúng tôi tiến thẳng ra biển. Cùng băng qua những triền cát dài thẳng tắp. Cát lúc sáng sớm mới mịn màng làm sao, đọng trong đó là hương vị tươi mát của sáng sớm, cảm giác lúc tiếp xúc với nó khiến người ta thích thú làm sao. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận, không khí vẫn thoang thoảng đâu đây hương vị mặn mà của biển, không một chút khó chịu mà ngược lại còn vô cùng tươi mát, dễ chịu. Càng gần đến biển, ta càng có cảm giác chờ đợi thích thú trước khung cảnh hùng vĩ ấy. Màu xanh biếc của mặt biển trải dài mênh mông vô tận. Từng ngọn sóng nhè nhẹ uốn lượn xô vào bờ. Khác với sóng lúc chiều tà, sóng lúc bình minh dường như dịu dàng hơn rất nhiều. Mặt trời đỏ ối cũng từng chút, từng chút nhô lên khỏi mặt nước cùng người dân nơi đây bắt đầu một ngày mới, nhuộm hồng cả một vùng mặt nước.
Biển quê tôi là vùng biển du lịch, vậy nên không còn xa lạ với hình ảnh du khách tắm biển vào sáng sớm. Có lần tôi đã hỏi một du khách sao lại thích thú với việc tắm biển vào sáng sớm như vậy thì câu trả lời mà tôi nhận được đó là: Được chìm đắm trong sự tươi mới của biển vào sáng sớm làm họ cảm thấy cơ thể mình được thanh lọc, thả mình quên đi mọi buồn lo và bắt đầu một ngày mới với nhiều niềm vui hơn. Đó quả là một ý kiến hay! Từ xa, những cánh buồm trắng thấp thoáng của người dân đánh bắt dần dần tiến vào bờ, trở về sau một thời gian dài lênh đênh trên biển đầy vất vả, mệt mỏi. Con thuyền nhẹ nhàng rẽ sóng tiến vào bờ, mang theo hải sản tươi sống nặng trĩu. Một số sẽ được đem ra chợ, còn một số thì được bán trực tiếp ngay tại bờ biển. Tiếng người bán, người mua làm rộn ràng cả một vùng trời.
Rảo bước dọc bờ biển, tôi đắm chìm vào khung cảnh lãng mạn này mặc cho những con sóng nhỏ đùa giỡn dưới bàn chân. Tôi rất yêu bình minh trên biển, bởi lúc này, biển mang lại cho tôi cảm giác chân thật nhất. Khác với hoàng hôn đầy tâm trạng, biển lúc bình minh luôn tươi sáng và căng đầy sức sống. Giống như hình ảnh con người lúc bắt đầu ngày mới vậy, luôn tươi khỏe và tràn trề năng lượng.
Biển là niềm tự hào quê hương của tôi. Đối với những đứa con xa nhà, tôi luôn ước được trở về với biển, trở về với gia đình của mình.
lúc đấy em bị cuốn ra biển nên chẳng để trời đất zì cả
Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh. Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi. Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh. Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.
Thành ngữ: ''Tối tăm mặt mũi''
Nghĩa: Do một tác động mạnh mà không còn nhìn thấy gì.
Mình chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.
Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.
Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.
Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.
Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.
Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.
Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.
Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.
Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…
Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.
Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình