Hãy tả một món ăn mà em yêu thích nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: ” Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái
Lên lớp ba, em được dùng bút máy. Đó là chiếc bút nhãn hiệu “Hoa sim”.
Bút bằng nhựa màu. Thân bút màu đỏ mận. Nắp bút màu xanh da trời, có cái cặp cài bằng kim loại óng ánh, rất xinh. Ngòi bút như lưỡi giáo sáng loáng có thể viết nét to, nét nhỏ, nét đậm, nét nhạt. Ruột bút là một ống nhựa nhỏ, dài, màu đen để đựng mực. Cô giáo Huệ hướng dẫn chúng em cách cầm bút, cách sử dụng bút máy, cách viết nét to, nét nhỏ. Sau mỗi tiết học, em lại “rửa mặt” cho bút máy. Em lấy giẻ mềm, lau nhẹ ngòi bút, rồi đóng nắp bút lại, cất vào cặp.
Từ ngày được viết bút máy “Hoa sim”, chữ của em đẹp hẳn lên. Cô giáo khen, bố mẹ khen em viết chữ đẹp, viết cẩn thận. Cái bút máy sẽ cùng em giành giải cao trong kì thi “Vở sạch, chữ đẹp” toàn trường sắp tới. Em luôn tự nhắc mình như thế.
chúc bạn học tốt
tk
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngậy. Đó là món vịt quay me. Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100gr xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì. Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn. Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường. Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm. Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống. Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì. Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Hãy tả món ăn em yêu thích nhất
Mỗi người có khẩu vị và món ăn yêu thích khác nhau. Em cũng vậy, món ăn khoái khẩu nhất của em là món cơm hến.
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Vả Huế
Vả là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.
Thiên nhiên dành cho Huế một loài cây thuộc họ sung nhưng trái lớn, đó là cây vả. Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi. Vả tạo thêm hương vị đậm đà ngon miệng cho các món ăn từ xào, nấu, kho cho đến ăn sống.
Món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm… thì vùng miền nào cũng như nhau, nhưng ở đây kẹp với miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm trộn với ớt xanh vừa giòn vừa cay đến độ hít hà thì không gì ngon bằng.
Đặc biệt là món vả trộn. Để có món vả trộn xúc ăn với bánh tráng, luộc vả trong nước sôi cho đến lúc nào có thể dùng tay chà bóc lớp vỏ xanh, xong cho vào nồi luộc tiếp cho thật nhừ, bóp tơi quả vả cho thật nhuyển. Mè đem rang vàng chà vỏ, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hạt lựu, ướp gia vị nước mắm, hành tiêu, bột ngọt, muối, ớt bột… Các thứ trên trộn đều thành hỗn hợp, thái nhỏ rau thơm, hành, ngò rải trên mặt. Vả trộn ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng.
Chưa dừng ở món vả trộn, vả còn cho vào kho chung với thịt heo, thịt bò nhưng hấp dẫn hơn cả là vả kho với cá rô, cá nục, cá ngừ…
Bún bò giò heo
Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.
Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bánh bèo xứ Huế
Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.
Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa “cơm vua” phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc “cơm cung đình” chiêu đãi các khách quý.
Từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu kinh doanh “cơm vua” trong các khách sạn, nhà hàng… ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những “phố bánh bèo” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản của đất cố đô.
Bánh khoái
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang… Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phần văn hóa Huế.
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Mỗi người có khẩu vị và món ăn yêu thích khác nhau. Em cũng vậy, món ăn khoái khẩu nhất của em là món cơm hến.
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
* Hok tốt !
# Miu
Mỗi người có khẩu vị và món ăn yêu thích khác nhau. Em cũng vậy, món ăn khoái khẩu nhất của em là món cơm hến.
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Mỗi một món quà tặng với em đều vô cùng ý nghĩa. Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, em đã được bố tặng cho chú gấu bông Doremon, là nhân vật hoạt hình mà em thích nhất và chú cũng rất đáng yêu.
Chú to bằng một nửa người của em. Chú Doremon ấy không có bộ lông xù mềm mại như những chú gấu bông khác mà là một lớp lông bằng vải cô-tông phẳng lì, nhưng bù lại bên trong, chú được nhồi rất nhiều bông mềm, khiến chú phồng to lên trông mũm mĩm, đáng yêu và ôm vào mềm mại, êm vô cùng. Chú gấu bông này giống hệt như trong phim vậy. Chú cũng có màu da xanh lam nhạt, khuôn mặt, hai tay, hai chân và phần bụng thì màu trắng. Cái đầu chú nhẵn nhụi, không có tai, khiến cho em nhớ về tiểu sử hài hước về đôi tai bị chuột cắn mất của chú. Đôi mắt chú to, tròn, đen láy được thiết kế đầy cầu kì nên trông giống như thật vậy, cùng với chiếc mũi tròn màu đỏ như quả sơ-ri, lấp lánh trên khuôn mặt tròn to. Cái miệng rộng, hai bên ria mép được khâu tinh xảo, chú nở nụ cười tươi toe toét để lộ cái lưỡi hồng xinh xắn bên trong. Thân chú thấp mà to, cái bụng tròn tròn, phình ra dễ thương, ở giữa có chiếc túi thần kì chứa biết bao những món bảo bối kì diệu. Trước cổ chú Doremon ấy có chiếc chuông vàng, mỗi khi ôm chú nựng nựng, chiếc chuông ấy lại rung lên phát ra tiếng kêu nhè nhẹ rất vui tai. Đôi tay tròn tròn không có ngón tay cùng hai chân to như hai cái bánh mì nhỏ, đằng sau là chiếc đuôi ngắn đỏ chót khiến chú càng thêm đáng yêu.
Em rất yêu quý chú Doremon ấy. Em thường ôm chú khi ngủ, khi học bài. Mỗi lần ôm chú, em đều nhớ về tuổi thơ với những tập phim ý nghĩa, vui vẻ, với hình ảnh một chú mèo máy thông minh, lém lỉnh, hay giúp đỡ bạn bè. Chú như trở thành một người bạn của em, giúp em bớt cô đơn. Mỗi khi em buồn, nhìn vào gương mặt đang nở nụ cười rạng rỡ của chú, em lại cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Chú thật sự là một chú gấu bông tuyệt vời.
Em rất yêu quý chú gấu bông của em, vì còn là món quà bố tặng nên em càng trân trọng chú hơn. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ chú gấu đáng yêu ấy. Có lẽ chú sẽ luôn là người bạn em mang theo bất cứ nơi đâu sau này.
Trong chiếc tủ đựng sách của em có riêng một tủ đựng đồ chơi mà em để dành từ lúc bé đến bây giờ. Đồ chơi nào em cũng giữ gìn cẩn thận, vì nó gắn liền với nhiều kỉ niệm. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là cặp đôi lật đật mà mẹ tặng cho em sinh nhật hồi 6 tuổi.
Ngày đó em chưa đủ lớn để hỏi tại sao mẹ lại tặng hai con lật đật cho em nữa. Sau này mẹ mới bảo rằng ngày đó em giống như con lật đật, tròn tròn, đáng yêu, hay chạy nhảy, tự ngã lên và tự đứng dậy.
Hai con lật đật của em là một đôi nên có màu sắc giống nhau, chỉ có kích cỡ khác nhau. Mẹ bảo một con là mẹ và một con là con. Con lật đất phải mẹ cao hơn lật đật con một cái đầu. Thực ra hình dáng lật đật giống như số 8, vòng trên bé hơn vòng dưới. Cái đầu của lật đật và thân đều là hình tròn. Nhưng cái đầu nhỏ hơn cái thân một chút để tạo nên sự cân xứng.
Hai con lật đật đều có màu xanh da trời, nhìn rất dịu mắt. Trên gương mặt của lật đật có hai con mắt to và tròn, long lanh như đang nhìn em âu yếm. Cái môi chúm chím màu đỏ nhìn rất dễ thương. Lật đật ít khi mà đứng một chỗ, vì nó không có chân. Lúc ở nguyên một chỗ thì lật đật lắc lư bên này sang bên kia để lấy sự cân bằng. Mặc dù em có xô ngã lật đật thì nó vẫn tự đứng lên được. Đó là đặc điểm riêng có của đồ chơi lật đật.
Những lúc buồn, em thương mang hai con lật đật ra và chơi. Cứ chốc chốc xô nó ngõ rồi thích thú nhìn nó tự đứng lên. Lúc ấy mọi nỗi buồn trong em đều tan biến đi đâu mất vì có hai người bạn thân thiết này bên cạnh.
Lật lật được để trên nóc tủ cao để mỗi lần ngồi học em có thể ngắm nhìn để lấy cảm hứng học bài. Nhiều lúc đi ngủ em cũng ôm lật đật vào lòng và ngủ ngon lành.
Em rất yêu thích hai con lật đật này. Em sẽ giữ nó mãi để làm món quà kỉ niệm của mẹ, cho tuổi thơ.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái
Tham khảo:
Hai năm qua đi, cây vú sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt. Cây vú sữa cao chừng bốn mét, tán lá xoè rộng, phủ kín cả sân rộng. Thân cây to bằng một bắp đùi người lớn. Các cành cây đâm ra, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại.
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy
Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.
Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.
Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".
Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.
Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.
Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.
Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.
Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.
Tk mk nha
Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.
Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.
Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".
Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.
Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.
Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.
Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.
Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.