K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho các câu sau: (1) Một người nhanh chân leo lên một cây cao. (2) Khi con gấu lại gần và dí mõm ngửi khắp người anh ta thì anh ta nín thở và giả vờ như đã chết. (3) Có hai người bạn đang đi với nhau trong rừng thì thình lình gặp một con gấu. (4) Chẳng bao lâu, con gấu bỏ đi vì gấu không bao giờ đụng đến xác chết. (5) Người còn lại biết là thế nào mình cũng bị tấn công liền vội nằm...
Đọc tiếp
Cho các câu sau: (1) Một người nhanh chân leo lên một cây cao. (2) Khi con gấu lại gần và dí mõm ngửi khắp người anh ta thì anh ta nín thở và giả vờ như đã chết. (3) Có hai người bạn đang đi với nhau trong rừng thì thình lình gặp một con gấu. (4) Chẳng bao lâu, con gấu bỏ đi vì gấu không bao giờ đụng đến xác chết. (5) Người còn lại biết là thế nào mình cũng bị tấn công liền vội nằm lăn ra đất. (6) Nó khuyên tôi, người bạn trả lời, “đừng bao giờ làm bạn với một người bỏ mình khi gặp nguy hiểm.” (7) Khi con gấu đã đi khỏi, người ở trên cây leo xuống và đùa cợt hỏi thăm người bạn mình là gấu đã thầm thì điều gì vào tai anh ta. Em hãy sắp xếp các câu trên thành một câu chuyện hoàn chỉnh. A. (1) - (3) - (5) - (2) - (4) - (6) - (7) B. (3) - (1) - (5) - (2) - (4) - (7) - (6) C. (2) - (1) - (3) - (4) - (7) - (5) - (6) D. (1) - (3) - (5) - (7) - (6) - (4) - (2)
6
13 tháng 8 2021

câu B nha

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh...
Đọc tiếp

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.
Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh gác hay lòng vòng trong trại lính hoạ hoằn lắm là bị cấp trên sai đi rước gái về cho mấy ổng hay đi đưa thư đòi tiền gì gì đó ( lúc này ông mình con trẻ, mới đi lính thôi, nghe bảo ngày xưa đi lính cho Mỹ lương cao lắm, lại được hưởng nhiều chế độ ưu tiên như cơ sở vật chất, y tế.. V..v )
Ông mình nhớ lại lúc đó cũng gần tết, cấp trên của ông mới gọi ông vào và nhờ ông mình vào rừng tìm cho ông ta mấy bụi lan rừng để tết treo trước nhà cho đẹp. Ông ngoại mình rủ thêm một người nữa để cùng đi vào rừng, hai người lùng sục cả cánh rừng mà không thấy bụi lan nào, nên cả hai quyết định vào sâu trong rừng một tý, mới đi được một đoạn ngắm thì ông mình thấy có con rùa bò ngang ( quan niệm dân gian hở đi đường xa mà gặp rùa thì sẽ gặp chuyện xui xẻo, bất trắc ), biết sắp có chuyện nên ông ngoại mình xoay qua dặn người bạn đi chung rhif đừng có nói gì linh tinh, bậy bạ, rừng thiêng nước độc, linh lắm đó. Nói rồi hai người lầm lũi tìm lan, đến trời tối vẫn không tìm thấy cây lan nào, ở tròn rừng tối nhanh lắm, khoản 3h chiều là đã tối rồi. Thấy trời bắt đầu tối, ông ngoại mình mới quay lại tìm đường ra, tự dưng người bạn đi cùng buộc miệng hỏi : a Bảy ơi anh Bảy, có khi nào mình đi lạc không anh? Ông ngoại mình bèn nói gỡ lại là không có đâu, đừng có lo, nãy mình có đánh dấu đường đi mà. Vậy mà tối đó 2 người vẫn lạc trong rừng, tìm hoài vẫn không thấy mấy thân cây được dánh dấu đường ra. Ông mình để chắc ăn lại dặn người bạn đi cùng là đừng có nói gì bậy bạ nữa, có gì cần thiết hả nói, tại trong rừng thiêng lắm. Kế tiếp ông ngoại mình tìm được một gốc cây to, khá cao lại có nhiều cành lá cũng dễ trèo, ông bảo người bạn đi cùng, cùng trèo lên cây, tối nay sẽ ngủ trên cây, không được đốt lửa vì cũng sợ địch phát hiện. Hai người chọn được hai cành khá to có thể ngã lưng được, nhưng để an toàn thì một người ngủ, một người canh, rồi thay phiên nhau, một lúc lâu sau cũng khoản giữa giữa đêm, thì ông mình thức giấc để canh cho bạn mình ngủ, tự dưng người bạn lại hỏi có khi nào mình gặp cọp không anh Bảy? Vậy là cọp tới, chỉ mới nói câu trước, câu sau chưa trả lời thì đã nghe tiếng gầm của cọp, rồi tiếng bước chân sột soạt dẫm lên lá khô, cây mục trong rừng, mùi hôi thối, tanh tưởi bắt đầu xông tới mũi, hai người ở trên cây mà sợ điếng người, không dám nhúc nhích cụng cựa, bạn ông ngoại mình sợ quá rút súng định bắn thì ông ngoại mình cản lại, nói đừng bắn, coi chừng địch phát hiện, mình cứ ở trên cây, cọp không trèo cây được, khi nào nguy cấp quá thì mình hãy bắn. Ông ngoại mình kể con cọp cứ ngồi dưới gốc cây nhìn lên cành cây chỗ có ông ngoại mình và người bạn, trong bóng đêm mà mắt nó xanh lè ( hiện tượng này là bình thường nha, đêm tối mắt mèo cũng phát sáng trong đêm), vì quá sợ nên ông ngoại mình không dám nhìn vào mắt nó sợ bị thôi miên, nhưng người bạn ông thì cứ nhìn chằm chằm vào đôi mắt đó, rồi đầu óc lơ mơ, tự dưng trèo xuống dưới, ông mình kèo tay lại, thì người bạn nói thấy có người ở dưới vẫy vẫy nói là cọp đi rồi, ông ngoại mình quay xuống nhìn thì thấy gần chỗ với đôi mắt xanh ánh lên trong đêm đó là mấy đốm sáng tưởng là đom đóm, nhưng thật ra mấy đốm sáng như lân tinh đó mà linh hồn của người bị cọp ăn thịt, khi cọp ăn thịt nhiều người rồi thì nó sẽ thành tinh, linh hồn người bị cọp ăn thịt sẽ biến thành mà Trành, phải đi dụ người đến cho cọp ăn, họ chỉ được giải thoát khi con cọp đó chết đi, biết là người bạn mình bị ma Trành dụ rồi, ông ngoại mình mới lấy lá bùa hộ thân của ông cố đeo cho lúc nhỏ tới bây giờ đưa cho người bạn mình, thì người bạn của ông như sực tỉnh hoảng hồn trèo ngược trở lên, ông ngoại dặn người đó tuyệt đối không được nhìn vào mắt nó nữa, hai người cùng nhìn nhau chứ không dám nhìn xuống dưới, ông ngoại mình bắt đầu lẩm nhẩm đọc chú ( ông có dạy ), vì biết nó là cọp tinh rồi nên chỉ cách đọc chú mới mong thoát chết, cứ như vậy đến trời sáng, mặt trời lên. Con cọp vẫn không có ý định muốn bỏ đi, thì may sao lúc đó có con hươu chạy ngang, con cọp bèn đuổi theo con mồi ngay trước mắt, ông ngoại và người bạn đợi thêm một lúc nữa mới dám trèo xuống tìm đường ra, lần này đi được một lúc thì tìm được hoa lan, chỗ mà hôm qua lùng mãi không thấy, đến khi ra khỏi rừng sâu gần đến bìa rừng thì trời cũng đã tối rồi, nhưng ngoài cánh rừng thì yên tâm, không sợ thú dữ. Song song với bìa rừng là con sông, hai người lầm lũi bước hy vọng về kịp trại vì đã đi suốt hai ngày, đói rã rời, thức ăn mang theo chỉ có một ít ( vì không nghĩ bị lạc ), thì có một người đàn ông chèo xuồng từ từ tiến tới, ông ngoại với bạn mừng quá mới xin người đó đi nhờ về chợ, người đó nhìn ông ngoại với bạn ông rồi hỏi đi đâu giờ này, ông ngoại nói dối là vào rừng tìm lan về bán tết, thì người đàn ông đó mới kêu lên xuồng, về nhà ông nghĩ qua đêm, rồi sáng mai hẳn đi, giờ tối rồi, xuống chợ cũng không có ai. Ông mình mừng quá xuống ngay xuồng, tuy ba người trên một chiếc xuồng mà lướt đi trên nước êm lắm, không hề nặng nhọc gì, người đàn ông chèo thuyền cũng rất nhẹ nhàng, được khoản hơn tiếng thấy có ánh đèn đàng xa xa, tới nơi thì thấy đèn đuốc sáng trưng, người đàn ông chèo thuyền nói là hôm nay người ta họp chợ đêm, ông ngoại mình có ý muốn lên chợ, còn ông chèo thuyền thì không muốn, một hai muốn ông ngoại và bạn ông ngoại về nhà ông ta, nhưng ông mình không chịu, dứt khoác lên bờ, bạn của ông ngoại cũng lên theo, ông ngoại cảm ơn rồi trả tiền nhưng ông chèo thuyền không lấy, mà chỉ hậm hực chèo thuyền đi, ông ngoại mình nhìn theo, thấy dáng ở sau ngồi nhìn thấy lạ lạ, rồi vèo cái con thuyền đã không thấy đâu, ông ngoại mình cũng không nghĩ nhiều bỏ lên chợ, thấy mọi người bán nhiều thứ lắm, nhưng tuyệt nhiên không ai bán thức ăn khác với mấy chỗ họp chợ khác, đồ ăn vặt bán rất nhiều, cái chợ rất dài, đi đến cuối chợ cũng không thấy ai bày hàng ăn ra bán, ông ngoại hỏi một người ở đó, thì người đó không nhìn ông ngoại mà bảo là chợ này bán và trao đổi dụng cụ thôi, không bán thức ăn đâu, rồi người đó dặn là có bán thức ăn cũng đừng ăn, ông ngoại hỏi tại sao thì người đó chỉ nói là để đến bây giờ ăn vào coi chừng đau bụng. Hai người mệt quá rồi nên tìm được một cái sạp trống không ai buôn bán gì mới trèo lên đó ngủ, ông ngoại và banh ông ngủ ngay sau đó, chỉ giật mình thức khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt, dụi mắt mở ra, định bụng tìm chỗ ăn sáng rồi về trại, thì khủng cảnh trước mắt lại làm ông ngoại mình hoảng hồn, cái chợ tối hôm qua, nhà cửa san sát nhau thì bây giờ là một bãi tha ma mênh mông, ông ngoại mình và người bạn đang nằm trong một cái mộ mà chưa có người táng, người ta xây sẵng, hết hồn lay bạn mình dậy, người kia thức giấc thấy vậy còn hoảng hồn hơn, không ai nói với nhau câu nào, nhanh chân rời khỏi chỗ đó để tìm đường về trại. Trên đường đi ông ngoại mình chợt nghĩ, nếu tối qua những hồn ma ở nghĩa địa đó không họp chợ, thì ông ngoại và bạn mình sẽ tới nhà ông chèo thuyền, mà ai biết được đó là người hay ma? Cũng có thể là ma Trành tới dụ ông ngoại và bạn ông ngoại cho cọp ăn, vì con cọp tinh không bao giờ chịu buông tha con mồi của mình, kể ra mạng cũng lớn lắm thì lúc sáng mới được con hươu thế mạng, rồi lại được gặp cái chợ âm phủ này, ông mình nghĩ trong bụng tới lúc được phép về nhà phải cùng ông cố đến đây cúng tạ ơn, ma thì cũng có ma tốt ma xấu, không phải ma nào cũng hại người…

0
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

18 tháng 10 2021

Thấy có vẻ anh đã chết rồi, con gấu liền quay người đi. Khi con gấu đã đi một quãng xa, không nhìn thấy được 2 người nữa, người đang ngồi trên cây lập tức trèo xuống. Anh hỏi:

- Vừa nãy con gấu đó nói gì với anh vậy?

- Nó nói rằng "Đừng bao giờ bỏ mặc người đi theo bạn trong tình huống khó khăn, nhất là những người bạn tin tưởng". 

Có cần ghi bài học ko bạn? Combo: Đừng bao giờ bỏ mặc người đã tin tưởng và giúp đỡ bạn trong những tình huống khó khăn.

18 tháng 10 2021

#Trần Bảo Hân Đc rùi nhé bn

@Cỏ

#Forever

cho cô gái và người đàn ông qua trước.sau đó thì bn cõng ông cụ đi sau

9 tháng 7 2015

thì đi đến chỗ con gấu,lúc con dậy quay đầu lại giả vờ đã qua con gâu sau đó thì đi tiếp

9 tháng 7 2015

Đến giũa cầu thì quay mặt lại con gấu thức dậy thấy người quay mặt qua ben kia tưởng qua cầu rồi nên đuổi ngược  trở lại zậy là qua cau

18 tháng 10 2017

19 phút

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Trái tim người mẹMột hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Trái tim người mẹ

Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào Bạch Dương mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương mẹ mới chịu gục ngã….

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.

2
1 tháng 2 2017

Hướng dẫn giải:

- Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời. Mẹ chăm sóc, yêu thương con vô điều kiện, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.

11 tháng 8 2022

Mẹ là người yêu thương con vô bờ bến, dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Một người mẹ tốt luôn sẵn sàng đánh cược mạng sống vì con.