Bài 1; Cho một só có 3 chữ số mà chữ số cuối cùng lớn hơn chữ sô đầu .Nếu viết chữ số cuối lên trước thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 765 .Tìm số đã cho ( Giai = 2 cách )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bằng 1 bởi vì 1 bãi cát cộng 1 bãi cát thành một bãi cát lớn
hoặc có thể là 2.
tick nhé!
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
C1:
Gọi số cần tìm là abc¯ (c > a ; a,c ≠ 0 )
Nếu viết chữ số cuối lên trước số đầu thì được số cab¯
Ta có :
cab¯−abc¯ = (100c + 10a + b) - (100a + 10b + c) = 99c - 90a - 9c = 9.(11c - 10a - c) = 765
=> 11c - 10a - c = 85
Xét các trường hợp là ra
Bài 1 :
CÁCH 1;
Phải tìm số \(abc\)biết \(cab-abc=765\)và \(c>a\ge1\)
Đặt \(ab=M\)có đẳng thức :
\(\left(100c+M\right)-\left(10M+c\right)=765\)
hay \(100c+M=765+10M+c\)
\(99c=765+9M\)
Chia cả 2 vế cho 9, được :
\(11c=85+M\)
Suy ra : \(M=11c-85\)
Vì \(c>a\ge1\) nên \(c=2,3,...,8,9\)
Vì M là số có 2 chữ số tức là nó khác 0 nên đẳng thức \(M=11c-85\) là đúng khi \(11c>85,\)muốn vậy chỉ có thể lấy \(c=8\)hoặc \(c=9\)
Với \(c=8\)có \(M=88-85=3\), không thỏa mãn vì M là số có hai chữ số
Với \(c=9\)có \(M=99-85=14\), suy ra số phải tìm là 149
Thử lại :\(914-149=765\)
Vậy số phải tìm là 149
CÁCH 2:
Phải tìm số \(abc\) biết \(cab-abc=765\left(1\right)\)và \(c>a>1\)
Từ (1) có thể đặt phép tính như sau:
\(abc+765=cab\)
-Cộng các chữ số ở hàng trăm với nhau , ta thấy \(c>7\)nghĩa là \(c=8\)hoặc \(c=9\)
-Cộng các chữ số ở hàng đơn vị với nhau ,ta thấy :nếu \(c=8\)thì \(b=3\)nếu \(c=9\)thì \(b=4\)
-Cộng các chữ số ở hàng chục với nhau ,ta thấy nếu \(b=3\) thì \(a=0\),trái giả thiết .Nếu \(b=4\)thì \(a=1\)
Vậy số phải tìm là 149
Chúc bạn học tốt ( -_- )