CÂY BÀNG VUÔNG
Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.
Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một “sự kiện”. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là “hoa quỳnh biển”. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.
Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.
Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.
Nguyễn Xuân Thủy
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại
1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?
A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.
B. Lá to hơn bàn tay người lớn.
C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp
D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.
2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?
A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.
B. Hoa bàng vuông rất đẹp.
C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.
D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện”.
3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?
A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một “sự kiện”.
B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.
C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.
D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.
4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa ?
5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông ?
A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.
B. Vì cây có hoa đặc biệt.
C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông
D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.
6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi
B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối
C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm
D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi
tồn tại ở 3 thể :
rắn : có hạt liên kết và che chở , có hình dạng và thể tích xác định , rất khó bị nén
lỏng : các hạt liên kết ko chặt chẻ , có hình dạng ko xác định , có thể tích xác định , khó bị nén .
khí/hơi : các hạt chuyển động tự do , có hình dạng và thể tích ko xác định , dẽ bị nén
nước có 3 thể: rắn, lỏng, khí
rắn=đông đá/băng
lỏng=nước bình thường
khí=nước bay hơi