Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cảm thụ
Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã trở thành những cái tên vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, nơi mà thời kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) đã từng là địa danh chia cắt hai miền Nam – Bắc. Dòng sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, “nơi dòng sông Bến Hải gặp sóng biển khơi”, ấy là Cửa Tùng.
Bài văn được viết theo lối miêu tả khách quan có kèm theo lời bình của tác giả. Tác giả xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm qua cách xưng hô “chúng tôi”.
Câu văn mở đầu khiến chúng ta hình dung đoạn văn như một thước phim quay chậm : “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải”… Những câu văn tiếp theo thể hiện cảm nhận của tác giả về Cửa Tùng.
Bài văn chia thành ba đoạn. Đoạn 1 là cảnh dòng sông Bến Hải với đôi bờ là làng quê yên bình với “thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi”. Đây là những hình ảnh giản dị, đẹp đẽ, thân thiết của mọi làng quê Việt Nam. Chỉ có hàng phi lao rì rào trong gió mới giúp ta mường tượng ra đất trời Cửa Tùng, vì phi lao thường được trồng nhiều ở bờ biển để che gió báo. Biện pháp đảo ngữ “mướt màu xanh” có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả độ xanh tươi, trù phú của làng quê hai bên bờ sông.
Đoạn thứ hai miêu tả vẻ đẹp diệu kì của biển. Trước hết là vẻ đẹp của bãi cát được mệnh danh là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Phải là bãi cát đẹp đến mức độ tuyệt vời mới được gắn cái tên mĩ miều đến thế. sắc màu nước biển Cửa Tùng thay đổi ba lần trong một ngày : bình minh màu hồng nhạt, buổi trưa màu xanh lơ, buổi chiều đổi sang màu xanh lục như màu của lá cây. Đẹp nhất, đặc biệt hơn cả là màu nước biển lúc bình minh. Để lí giải cho màu hồng nhạt của nước biển, tác giả sử dụng một hình ảnh so sánh thật ấn tượng : “mặt trời như một chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển”, làm nước ánh lên màu phơn phớt hồng, vẻ diễm lệ của thiên nhiên làm tâm hồn con người ta thấy lâng lâng. Tạo hoá ban tặng cho con người những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp làm say lòng bất cứ du khách nào từng dừng chân nơi đây. Ta có thể cảm nhận được thế nào là sắc nước hương trời, là vẻ đẹp tươi mát, trong lành, thuần khiết của một vùng trời ven biển miền Trung.
Câu kết bài, tác giả đã nhắc lại lời người xưa : “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”. Cách ví von so sánh thật độc đáo làm tôn lên vẻ đẹp tuyệt vời, duyên dáng, hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên nơi đây.
Ngôn từ của bài văn giàu sức gợi tả và biểu cảm. Từng câu, từng chữ như mở ra trước mắt ta cảnh đẹp của non sông gấm vóc Việt Nam, khiến ta thấy tự hào và thêm mến yêu quê hương xứ sở.
tham khảo:
Đám mây khổng lồ giống như chiếc kẹo bông, đang trôi lững lời trên trời. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã thức giấc sau một đêm dài. Từng tia nắng ấm áp tỏa ra sưởi ấm khắp không gian. Trên cành cây, những chú chim nhỏ đang cất tiếng hót chào ngày mới.
Đám mây khổng lồ giống như chiếc kẹo bông, đang trôi lững lời trên trời. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã thức giấc sau một đêm dài. Từng tia nắng ấm áp tỏa ra sưởi ấm khắp không gian. Trên cành cây, những chú chim nhỏ đang cất tiếng hót chào ngày mới.
Khu vườn nhà ông nội em trồng rất nhiều cây nho. Những giàn nho mọc đều tăm tắp với hàng nghìn chùm mọng nước, treo lủng lẳng. Gốc nho to bằng miệng chiếc chén nhỏ, có màu nâu đen. Những cành nho có thể dài tới ba, bốn chục mét, cây này đan vào cây kia như một gia đình đoàn kết. Lá nho to hơn bàn tay xoè, màu xanh ngát. Quả nho mọc thành chùm dài, quả nào quả nấy cứ tròn xoe, mọng nước. Khi chín, vỏ nho chuyển dần sang màu màu đỏ, bên ngoài được phủ một lớp bột sáp. Hương vị của quả nho rất tuyệt. Chúng có vị ngọt sắc, rất giòn và thơm ngon. Em rất thích ăn quả nho.
sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá
tác dụng: làm cho câu thơ thêm phần đặc sắc, mọi vật đều được nhân hoá giúp sinh động hơn
#hoàng
A
A