K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2019

Bạn chú ý là thay từ "di tích lịch sử"-> "danh lam thắng cảnh" và sửa các lỗi chính tả nha bạn. Cá nhân mình thấy nên thay cụm từ "cò bay thẳng cảnh "thành "thẳng cánh cò bay" và thay "cây trái xum xuê" thành "xum xuê cây trái" thì nghe sẽ thuận tai hơn.

Chúc bạn học tốt!haha

21 tháng 1 2020

Ở chỗ 'Cần Thơ có nổi tiếng là' nên bỏ chữ 'có' đi. Sửa:

Cần Thơ nổi tiếng là vùng đất có những con người phóng khoáng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay và những vườn cây trái xum xuê. Đã từ lâu người Cần Thơ luôn tự hào khi nhắc đến bến Ninh Kiều - một danh lam thắng cảnh. nơi đây có gió từ s Hậu mát rượi lm hàng dương liễu uốn lượn, lòng người như đc trút hết căng thẳng lo âu:

......... (câu ca dao)

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

Cho đoạn văn sau:          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người - cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướ sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất. Với bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

a. Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết lỗi chính tả và ngữ pháp( khi sửa chỉ được thêm bớt rất ít từ).

b. Từ nào có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép?

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.

Ai trả lời nhanh mik tick cho!!!

1
25 tháng 4 2018

 a)

       Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn mà trái lại thật hào hùng, phấn chấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả , mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người  cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướt sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất ở bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

b. Từ có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép : Chiều hôm => Hoàng hôn

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn: Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi

10 tháng 3 2018

Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.

Con cò hình tượng đẹp trong ca dao. Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con.

Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông, cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh thoát nhẹ nhàng như thế đấy!

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa Phủ, bay vào Đồng Đăng

Thật đẹp làm sao, qua lời ca dao ta mường tượng ra dáng vẻ của cò mang bóng dáng người phụ nữ Việt Nam đáng yêu!

Nét nổi bật đáng quý ở con cò là đức tính chịu thương, chịu khó, chăm chỉ, cần cù: Thân cò rất vất vả, lặn lội quanh năm kiếm sống.

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đố

 Con cò kiếm ăn

Đọc lời ca dao ta lại càng thấm thía. Bài ca dao không chỉ nói lên hình ảnh của người nông dân cần cù chịu đựng gian khổ mà còn thế hiện rõ nỗi khổ nhọc của những người mẹ Việt Nam suối đời tần tảo. Vì đàn con thơ, mẹ phải đem thân cò kiếm ăn trong mưa bão. Mẹ không thể ngơi nghỉ một ngày nào. Cuộc sống cơ hàn vất vả có bà mẹ nào đành lòng để con đói rét lầm than. Nên mặc cho con ốc nằm co, con tôm đánh đáo thì con cò vẫn phải kiếm ăn.

Sống cuộc đời nghèo trong những ngày xưa cũ, người nông dân hay lam hay làm có bao giờ được một ngày sung sướng. Trong đó người phụ nữ lại càng vất vả trăm đường. Đọc lời ca dao:

Cái cò là cái cò con

 Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà

Ta càng cảm nhận được rõ hơn cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát, người phụ nữ cũng như thân cò nhỏ bé phải đương đầu với bao nỗi đắng cay. Thật tội nghiệp làm sao!

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Bài ca dao không hẳn nói về người phụ nữ mà là nói lên số phận, nỗi chua xót tủi nhục của người nông dân nghèo thời ấy. Nhưng cái hình ảnh thân cò lên thác xuống ghềnh kia vẫn gợi lên trong ta hình ảnh của người phụ nữ bởi cái lận đận một mình, bởi cái thân cò "đáng thương" ấy! Nỗi khổ nhục kia lại được nâng cao hơn trong cảnh chiến tranh chết chóc. Chiến tranh đã đem lại bao mất mát cho con người. Bao cảnh tang thương chia cắt: Con xa cha, vợ xa chồng. Chiến tranh đã đem lại nỗi đau thương, khốn khổ cho người phụ nữ, thân cò lại phải lận đận lao đao.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

 Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Ở đây hình ảnh con cò lại được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò của mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao.

Sống trong xã hội tối tăm đầy cạm bẫy, người phụ nữ bé nhỏ cũng như con cò phải đương đầu với biết bao trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm thế nào, dù phải gặp hoàn cảnh trái ngang hiểm nghèo đến đâu thì tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong, vẫn luôn tinh khiết như con cò trong lời ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ hình ảnh con cò lặn lội dưới sông tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta đã so sánh ngầm với sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ. đọc đến bài ca dao trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xuôi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn con nheo nhóc, kiếm ăn ban ngày không đủ cò phải đi kiếm ăn cả ban đêm. Vì tối trời, cò đậu phải cành mềm cho nên gặp nạn lộn cổ xuống ao. Người mẹ đã gặp nguy hiểm, đã sa chân vào cạm bẫy. Đứng trước hiểm nguy như ngàn cân treo sợi tóc, cái chết đã kề bên, người mẹ ấy chợt nghĩ đến đàn con của mình nên cất lời van xin kêu cứu. Nhưng thật lạ. Một sức mạnh tiềm ẩn trong lòng mẹ chợt trỗi dậy. Bà mẹ cảm nhận rằng mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Con cò mẹ ấy lại cất tiếng van xin một lần nữa. Nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Đọc lời ca dao ta cảm phục vô ngần.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Ta thấy được phẩm chất đáng quý ở người phụ nữ hiện lên trong bài ca. Xin được chết trong vì sợ phải đau lòng cò con. Tấm lòng ấy thật cao quý làm sao! Trước cái chết vẫn nghĩ đến phẩm giá trong sạch của mình. Một tấm lòng kiên định bất khuất tiềm ẩn tự bao đời nay đã được lưu truyền trong huyết quản của người phụ nữ. Người mẹ ấy không muốn đàn con phải xấu hố tủi nhục vì mình. Bà mẹ nghèo vất vả không có gì để lại cho con. Có lẽ chỉ có tâm lòng trong sạch thanh cao là gia tài quý nhất đế cho đàn con sau này luôn tự hào về mẹ mà sống tốt đẹp hơn. Bài ca dao làm xúc động lòng người.

Những lời ca dao ngọt ngào ấy cứ thấm vào lòng mỗi chúng ta. Ta yêu sao những lời ca tiếng hát cùng hình ảnh con cò chịu thương, chịu khó ấy. Càng đọc, càng thấm ta càng thấu hiểu hơn nỗi khó khăn nhọc nhằn của mẹ mình. Người đã vất vả cả đời vì chồng con không một lời than oán. Mẹ ta đang lặn lội thân cò đế cho ta được ăn ngon mặc đẹp. Còn thân mẹ, mẹ có kể gì đâu. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông


 

Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng

Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.

Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về đến luỹ cò ơi

Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!

Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!

Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

 Con cò kiếm ăn

Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.

Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:

Một đàn cò trắng bay quanh,

Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng

Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.

Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay

Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.

Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

 Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.

Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống, thuê kèn,

Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.

Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:

Cái cò là cái cò quăm

 Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.

Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người...
Đọc tiếp
Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia… a,Câu chuyện trên kể về ai? Những điều gì đã xảy ra ?
2
28 tháng 7 2021

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia…

a,Câu chuyện trên kể về ai?

Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, bố mẹ lại hay đau ốm.

Những điều gì đã xảy ra ?

Những điều đã xảy ra:

+ Khi đang đi trên đường, cậu nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe mấy người trồng hoa kêu khát nước, bèn lấy số tiền đó mua nước tặng họ uống, họ rất vui và cảm kích cậu nên đã tặng cậu một ít hoa.

Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về.

+ Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu

+ Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu.

+ Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến dặn cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”.

+ Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền.

*Mik nêu những sự việc chính thôi nên thiếu gì thì cho mình xin lỗi nhé!

Hc tốt:3

28 tháng 7 2021
Mọi người giúp em với ạ, gấp gấp 🥺🥺
Ký ức tuổi thơCuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập...
Đọc tiếp

Ký ức tuổi thơ

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

1
20 tháng 2 2022

hay đó mik, ủng hộ

20 tháng 9 2017

Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ

   + Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa về biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ

Những câu thơ mang tính khái quát đều là những câu thơ chứa chan tình cảm yêu thương của mẹ

   + Quy luật tình cảm bền vững, sâu nặng, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của mẹ

   + Mẹ theo con tới bất cứ phương trời nào, luôn che chở, động viên con

- Lời ru là khúc hát chan chứa tình yêu thương của mẹ

   + Mẹ hóa thân vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa: sự hi sinh, nhọc nhằn để bảo vệ con

- Hình ảnh kết bài như tiếng lòng tha thiết, kết tinh cao nhất của tình mẫu tử

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là người...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0
1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng...
Đọc tiếp

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)

2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?

3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?

4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng chi"-Chính Hữu.

5)(Bến quê)Liệt kê ra chuỗi tình huống nghịch lí,ngẫu nhiên trùng hợp xuyên suốt mạch truyện.Những chi tiết ấy phản ánh điều gì?

6)(Sang thu)Tại sao nhà thơ chọn hương ổi trong muôn ngàn hương vị quê hương để miêu tả?Khổ thơ đầu cho ta biết cảnh sắc thiên nhiên ở vùng miền nào nước ta?

7)(Làng) Cuộc trò chuyện của ông Hai và đứa con út có chi tiết:ông hỏi con có thích về làng chợ Dầu và ủng hộ ai,khi nghe con trải lời "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" ông giàn giụa nước mắt.Chi tiết này thể hiện vẻ đẹp gì của ông Hai?

8)(Chiếc lược ngà)Khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu,tại sao nhân vật "tôi" lại "bỗng cảm thấy khó thở"?

9)Tại sao trong "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" tác giả lại hỉ nói đến đối tượng người trẻ mà không nói đối tượng nào khác?

10)(Bắc Sơn)Diễn biến nội tâm nhân vật Thơm phản ánh điều gì?Những xung đột nào xảy ra trong hồi bốn?

1
20 tháng 3 2020

1. Bánh trôi nước.

2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

3. Phương châm về lượng.

-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.

-> Yêu nhà, yêu nước.

4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.