Bài học cùng chủ đề
- Đề thi thử TN THPTQG 2021 - Sở Hưng Yên
- Đề kiểm tra học kì II - Sở Bình Thuận
- Đề thi thử TN THPT QG trường THPT Lạc Long Quân - Khánh Hòa
- Đề thi thử TN THPT QG 2021
- Đề khảo sát chất lượng lớp 12 - Sở Thanh Hóa
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Nam Định
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Phòng GD&ĐT quận Tân Phú
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề thi và Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc gia năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi thử TN THPT QG 2021 SVIP
Cho đoạn trích:
với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo) |
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đối tượng nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là gì? (0.75 điểm)
Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)
Câu 4. Đất nước với anh/chị là gì? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) (1.0 điểm)
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đất nước, Tổ quốc.
Câu 2: Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là:
nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng |
Câu 3: Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng có tác dụng:
- Nghệ thuật: thể hiện nghệ thuật vắt dòng, cho thấy những sáng tạo của nhà thơ trong thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Nội dung: để cảm xúc tuôn trào tự nhiên, không bị ngắt quãng. Đó là tình cảm của những chàng trai tuổi mười tám dành cho Tổ quốc không quản ngại hi sinh, gian khổ, thiếu thốn.
Câu 4:
Với tôi/ em đất nước là:
- Là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, dạy dỗ bởi những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người lớn…
- Là nơi thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để giành, giữ độc lập cho con cháu được sống trong hòa bình, ấm no.
- Là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên vẻ đẹp riêng mang bản sắc dân tộc.
- Là nơi có những giá trị vật chất, tinh thần được xây đắp qua nhiều thế hệ mà mỗi người cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn.
- Là nơi có những điều bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, quý giá nhắc nhở chúng ta về vai trò quan trọng của đất nước, tổ quốc và ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương xứ sở.
- Là những địa danh, câu hát, vần thơ mình lưu giữ, nhớ được.
Câu 1. (2 điểm) Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước, dân tộc trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5 điểm) Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước, dân tộc trong thời đại ngày nay.
- Giải thích: trách nhiệm là nghĩa vụ, quyền hạn, những việc phải làm.
- Vì sao thế hệ trẻ cần có trách nhiệm với đất nước?
+ Thế hệ trẻ là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước nên phải xác định được trách nhiệm của mình với dân tộc, cộng đồng xã hội.
+ Thế hệ trẻ là những người tiếp thu, học hỏi những điều mới mẻ nên cần có trách nhiệm báo đáp lại những gì đã được thừa hưởng.
+ Thế hệ cha ông đi trước đã hi sinh để thế hệ ngày nay được hưởng những thành quả nên thế hệ trẻ cần phải bảo vệ, giữ gìn và phát triển.
- Biểu hiện của việc thế hệ trẻ có trách nhiệm với đất nước:
+ Học tập, rèn luyện, hoàn thiện bản thân để đem công sức đóng góp cho đất nước.
+ Quảng bá du lịch, hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
+ Biết bảo vệ thành quả của cha ông và có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc và ảnh hưởng đến nhân dân.
- Phản đề: Có những người trẻ không có trách nhiệm, thờ ơ, bàng quan với vận mệnh dân tộc.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
- Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Ngữ Văn 12 Tập hai, NXB Giáo dục 2008), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
2. Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
3. Phân tích, chứng minh
– Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước:
+ Trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể.
+ Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa.
+ Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ.
-> Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
– Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ:
+ Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc.
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy.
+ Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Nhìn thấy hoàn cảnh của A Phủ, Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người. Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân. Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ.
-> Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
4. Bình luận, đánh giá chung
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả dành cho những con người nơi đây.