K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

Ví dụ: Đặc điểm sông, hồ châu Á

– Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

– Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

– Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

– Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

– Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran… được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

=> Ý nghĩa đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

– Các con sông ở châu Á có vai trò rất quan trọng, là cái nôi hình thành một số nền văn minh như Hoàng Hà, Ấn – Hằng,…

+ Ngày nay, sông ngòi châu Á có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường nước và xây dựng những công trình thủy lợi là thách thức mỗi quốc gia phải đối mặt.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

4 tháng 2 2023

- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

 

Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;

+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

12 tháng 1 2023

Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, hãy:

- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

=> 

Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới

-Mỗi đới lại gồm nhiều kiểu

Kiểu khí  hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất

+ Khí hậu gió mùa

∘ phân bố : Đông Á , Nam Á và Đông Nam Á

∘ đặc điểm : mùa đông gió từ lục địa thổi ra lạnh , khô , ít mưa

mùa hạ : gió từ đại dương thổi vào nóng ẩm , mưa nhiều

-Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của bão

+ Khí hậu lục địa

∘ phân bố : vùng nội địa và khu vực Tấy Á

∘ đặc điểm : mùa đông khô - lạnh

                     mùa hạ khô - nóng

Lượng mưa rất thấp trung bình 200-500mm/năm

12 tháng 1 2023

- Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á.

=> 

- Mạng lưới sông ở Châu Á khá phá triển , nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp 

- Một số xông lớn : Sông HÀ , Trường Giang , Mê Công , Sông Ấn _ Hằng 

- Châu Á có nhiều Hồ được hình thành từ các đức gãy hoặc miệng núi lửa  ( Bai-can , A-ran , Ca-xpi )

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

=> 

Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp  .  Tuy nhiên sông cũng gây ra lũ lụt hằng năm làm thiệt hại nhiều về người và tài sản 

12 tháng 1 2023

- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

=> -

Rất đa dạng : Gồm núi , cao nguyên , sơn nguyên đồ sộ , các đồng bằng rộng lớn địa hình bị chia cắt mạnh

- Địa  hình được chia thành các khu vực

+ phía Bắc : gồm các đồng bằng và các cao nguyên thấp bằng phẳng

+ Trung tâm : là vùng núi cao đồ sộ hiểm trở nhất thế giới

+ Phía Đông địa hình thấp dần về phía biển gồm các núi , cao nguyên và đồng bằng ven biển

Phía Tây , Nam : gồm các dãy núi trẻ , các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ

Khoáng sản :

-Phong phú và có trữ lượng lớn

-Phân bố rỗng khắp trên lãnh thổ

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.