Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.
Khu vực Đông Nam Á rộng khoảng 4.5 triệu km2, gồm 2 bộ phận là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
- Bộ phận Đông Nam Á lục địa (còn gọi là bán đảo Trung - Ấn).
+ Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, gồm các dải núi cao xen kẽ thung lũng sâu
+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
+ Khoáng sản chính: Thiếc, sắt, dầu mỏ, than
+ Sông ngòi: phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, như: sông Mê Công, Mê Nam…
+ Cảnh quan chủ yếu: Rừng mưa nhiệt đới
- Bộ phận Đông Nam Á hải đảo (còn gọi là quần đảo Mã Lai)
+ Địa hình có nhiều đồi núi, ít đồng bằng.
+ Khí hậu: Xích đạo nóng ẩm
+ Khoáng sản chính: Than đá, đồng, dầu mỏ, thiếc
+ Sông ngòi ngắn và dốc
+ Cảnh quan: Rừng mưa nhiệt đới.
- Đông Nam Á gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Đông Nam Á lục địa: địa hình đồi, núi là chủ yếu, hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.
+ Đông Nam Á hải đảo: có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa
- Khí hậu:
+ Đông Nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ).
+ Đông Nam Á hải đảo: đại bộ phận có khí hậu xích đạo, nóng và mưa đều quanh năm.
- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn.
- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản quan trọng (thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…).
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
Khu vực Đông Á khá rộng, gồm phần đất liền và hải đảo.
– Phần đất liền chiếm hơn 60% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.
– Phần hải đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.
– Khoáng sản chính của vùng là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…
– Khí hậu đa dạng. Hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có 2 mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô lạnh, mùa hạ có gió đông nam, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão. Phía tây nằm sâu trong lục địa nên khô hạn.
– Cảnh quan đa dạng, phía đông và hải đảo có hệ động vật đa dạng, rừng bao phủ, phía tây là hoang mạc, thảo nguyên, bán hoang mạc.
– Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, mùa mưa hay ngập lụt.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á:
- Đông Á gồm lục địa và hải đảo:
+ Lục địa: ở phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và đồng bằng.
+ Hải đảo: có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên.
- Khí hậu: có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
- Thực vật: đa dạng, phía bắc là rừng lá kim, sâu trong nội địa là thảo nguyên, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
- Sông ngòi: nhiều hệ thống sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,…
- Khoáng sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt,…
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
- Khu vực rộng khoảng 7 triệu km2.
- Địa hình cao đồ sộ ở phía bắc với dãy Hi-ma-lay-a, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.
- Đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trên các vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.
- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,...). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Thảm thực vật của nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
- Địa hình: có 3 dạng chính:
+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ với nhiều đỉnh trên 8 000m.
+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng.
+ phía nam: sơn nguyên Đê-can.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.
- Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm, nơi khuất gió, mưa ít có rừng xa-van, cây bụi.
- Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…
- Khoáng sản: than, sắt, man- gan, đồng, dầu mỏ,…
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.