K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PTĐT- Sau khi ngăn đập, hồ Thượng Long hay còn gọi (hồ Ly) trở thành một trong 10 hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, hồ có khả năng tưới cho trên 500ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở  xã Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập. Đập ngăn nước đã tạo nên một hồ nước xanh như viên ngọc giữa núi rừng.

Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong không gian yên tĩnh đánh thức chúng tôi dậy với cái se lạnh đầu đông. Thượng Long, một xã của huyện Yên Lập vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật và bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường bản địa. 

Vượt dốc Đá Thờ mời anh đến quê em
Yên Lập đây, núi rừng xanh ngút ngát
Khe Cháu, Khỉ Dòm… ẩn ào con thác
Tiếng của đại ngàn ca hát đã ngàn năm.
Đập Thượng Long, hồ Ly trong đêm trăng
Quê hương em đẹp bồng bềnh hư ảo
Xúng xính Mường, Dao khoe sắc màu váy áo
Điệu múa sênh tiền bao du khách nao nao

Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương đã lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Hồ Ly có vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây với cảnh đẹp yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình và trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức những đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường tại địa phương. Buổi chiều hôm trước chúng tôi đến đây khi mặt trời chuẩn bị khuất núi. Đứng trên mặt đập, ngắm nhìn cây cầu treo dài 117m rộng 2m như một sợi tơ chùng vắt qua mặt hồ xanh thẳm, mùi quế thơm ngào ngạt từ những chồng cành quế khô trên những chiếc thuyền máy đang được người dân vác chất lên xe tải bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu quế. Men theo bờ đập lên cầu, có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Một bác nông dân đang dong đàn trâu thong thả qua cầu sau một ngày lên nương. Cuộc sống về chiều nơi đây diễn ra bình dị đến vậy, là chốn an yên, bình lặng sau cái xô bồ, nhộn nhịp của nơi phố xá đông đúc. Tất cả những điều đó, đều làm chúng tôi và bất cứ ai lưu luyến khi tới với hồ Ly. Tạm gác lại những suy nghĩ miên man, dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ đi lấy củi trở về, trên tay cầm một vài cành lá quế tươi, những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ của chúng gợi lại ký ức tuổi thơ không dễ gì có được.    
    
Bước xuống thuyền du ngoạn lòng hồ mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của hồ Ly. Nơi đây được tạo hóa ban tặng, cùng với những nét sơ khai, chưa có sự can thiệp nhiều của con người như vẽ lên một bức tranh thủy mặc sống động. Xung quanh hồ là những cánh rừng keo, quế bạt ngàn, hun hút của đồng bào dân tộc Dao và Mường kết hợp với màu xanh trong vắt của nước hồ khiến bất cứ ai cũng có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy những dãy núi ẩn hiện sau làn mây mờ. Thuyền chúng tôi rẽ qua những khe hồ, bắt gặp những người dân bản địa hoặc du khách đang ngồi câu cá. Khung cảnh mới yên bình, thư thái làm sao!. Trong tiết chớm đông, một chiếc thuyền nan nhỏ rẽ nước phía trước thuyền của chúng tôi, người đàn ông bơi thuyền như một lữ khách đang chia đôi trời, nước về hai phía đẹp như một bức tranh mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Trên dãy núi, đồi là bạt ngàn rừng quế. Ông Trần Đình Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Long chia sẻ: Ngoài vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp, thiên nhiên xung quanh hồ chưa có sự can thiệp của con người, hồ Ly đang được xem là điểm đến đầy tiềm năng của địa phương, đặc biệt vào ngày thứ 7 và chủ nhật đã có rất nhiều lượt khách tới tham quan, chụp hình. Diện tích mặt nước rộng và có nơi độ sâu trên dưới 15m khu vực hồ Ly còn có tiềm năng về thủy sản thích hợp phát triển  thành khu du lịch sinh thái của tỉnh.

Nhìn mặt trời dần lùi sau những dãy núi, tôi nhận ra hồ Ly có một gam màu đậm rất cổ kính không phải vì màu của trời chiều. Đó chính là màu từ những cánh rừng quế, đồi keo xanh mướt, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, làn khói chiều lan tỏa từ những mái nhà sàn trên các đảo nhỏ trên hồ.

Thuyền quay lại bờ, chúng tôi trở về con đường cũ để chuẩn bị cho buổi giao lưu với đồng bào địa phương. Buổi tối, không khí thật tuyệt vời, người dân trong bản đều đến nhà văn hóa thôn Móc. Mọi người giao lưu vui vẻ, cụng ly rượu ấm và thưởng thức món xôi nếp thơm, cá rán được câu từ hồ... và xem điệu múa dân tộc do bà con tự thể hiện. Sẽ không có ai nỡ từ chối trước sự hiếu khách của người dân nơi đây với những món đặc sản địa phương thơm ngon dân giã. Với tiềm năng khai thác du lịch sinh thái hồ của địa phương. Nếu được đầu tư, xây dựng, khu vực hồ Ly có thể trở thành khu du lịch sinh thái, cùng với du lịch khám phá, trải nghiệm bằng các hoạt động: Bơi thuyền, câu cá, tham quan các bản làng dân tộc Dao, Mường ven hồ. Và những món ăn đặc sắc, cùng với các sản phẩm núi rừng, các mặt hàng thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phong tục của người bản địa bao đời đã tạo nên văn hóa đặc sắc là những điều khó quên. 

Đến hồ Ly vào mỗi mùa sẽ có những cảm nhận thú vị khác nhau nhưng có một điểm chung là màu xanh của núi đồi phản chiếu mặt nước xanh trong và phẳng lặng, khiến cảnh quan rất dễ mê hoặc những ai nặng lòng với thiên nhiên. Giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp của tỉnh, với cảnh quan trữ tình thơ mộng của mình hồ Ly cũng được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Ai đã từng một lần đi thuyền trên hồ, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên mới có thể cảm nhận được hết về nơi này. Trong khi chưa có các dự án nuôi trồng thủy sản và du lịch nào được triển khai, cảnh quan hồ Ly vẫn là nơi lý tưởng cho những ai ưa thích du lịch sinh thái và thưởng thức không khí yên bình thư thái giữa những cánh rừng quế thơm ngát.

28 tháng 12 2020

thank bn

29 tháng 4 2020

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân sâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và goi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xunh quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục… họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước

24 tháng 9 2021

dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ vui

24 tháng 9 2021

À, xl ạ, mk lm lại cho bn nha

5 tháng 5 2020

okjhbhjkl.,nk  

Không trả lời linh tinh nha

27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ

27 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

10 tháng 1 2021

cậu tham khảo bài văn này nha

Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.

Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.

Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”

Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.

Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:

“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”

Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3

   

 

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

t T b B t T B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

t B b T t B B

   Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

   

 

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

   Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

   Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

   Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

   Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.