Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cũng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền âm thực ấy.
Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng.
Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị vua Hùng đời thứ sáu. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đạc biệt không thể thiếu hạt tiêu. Trước tiên là lá rong. Lá rong là một loại lá được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng, thường mọc thành từng bụi. Lá to có thể dài đến 80 cm. Lá có hình quạt. Lá rong dùng để làm vỏ bánh. Bởi tính chất dai khi nấu chín, đặc biệt là có mùi thơm và màu xanh bắt mắt, nên lá rong được chọn để làm vỏ của bánh chưng. Lá rong khi cắt hoặc mua sẽ được đem hơ qua lửa (nướng qua) hoặc phơi nắng cho mềm, tránh rách khi gói bánh. Sau đó, lá rong tiếp tục được cắt bớt cuống lá cũng như sống gân lá chính giữa và rửa sạch. Vậy là nguyên liệu để làm vỏ bánh đã sơ chế xong. Tiếp theo đến phần bánh. Đầu tiên là gạo nếp. Gạo nếp là một loại gạo có hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% chính vì vậy nó làm cho gạo nếp khi được nấu chín sẽ rất dẻo, đặc biệt có mùi thơm rất hấp dẫn. Dựa vào tính chất này nên người ta chọn gạo nếp để làm bánh chưng. Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, sau đó vo sạch, nêm muối vừa ăn. GẠo là thế, đỗ xanh cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đỗ xanh là loại đỗ có màu vàng tươi, rất thơm khi nấu chín. Thường người gói bánh sẽ chọn loại đỗ xanh đã bóc vỏ để tiết kiệm thời gian sơ chế. Loại đỗ này rất dễ dàng mua được tại các siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa. Đỗ sau khi mua về sẽ được ngâm với nước khoảng 6 đến 7 tiếng để nở hoàn toàn. Nguyên liệu tiếp theo kể đến là thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ se được cắt miếng mỏng nhưng vuông, cạnh chừng 4 đến 5 cm tùy bánh to hay nhỏ. Thịt được ướp với gia vị thông thường và hạt tiêu. Hạt tiêu sẽ giúp miếng thịt đậm đà, thấm gia vị, thơm và đặc biệt là trung hòa các vị của gia vị khác khiến cho miếng thịt không bị ngậy quá. Nguyên liệu cuối cùng là lạt buộc. Lạt buộc được làm từ tre dẻo, thân tre chẻ mỏng rất dai, được mang đi ngâm nước hoặc luộc qua cho mềm dễ buộc. Lạt buộc được dùng để cố định bánh lại khi luộc. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất. Sau khi sơ chế các nguyên liệu làm bánh, sẽ đến giai đoạn gói bánh.
Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá rong bao chọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghê của người gói bánh.
Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh chỉ ngon khi được nấu bằng củi khô, trong một nồi gang to và dày. Nấu bánh chưng thường rất lâu, khoảng 6 tiếng đông hồ. Bởi bánh cần được chín đều và mềm. Lửa để nấu bánh cũng không quá to lửa mà chỉ liu riu nhỏ. BÁnh khi được nấu chín sẽ được để nguội định hình lại hình dạng bánh và được sắt ra đĩa để mọi người cùng thưởng thức. Bóc vỏ bánh ra ta sẽ thất một màu xanh rất đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Cắt bánh ra sẽ thấp từng lớp từng lớp nhân bên trong cực hấp dẫn, miếng thịt thơm béo ngậy, lớp gạo nếp chín mềm dẻo ngọt thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống.
Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn.
Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
Đề bài: thuyết minh về chiếc đồng hồ
MB: Chiếc đồng hồ từ lâu đã trở thành một vận dụng quen thuộc, phổ biến trong mỗi gia đình. Giúp mọi người xem giờ hay đánh thức mọi người dậy để có thể theo đúng thời gian cần làm việc. Hình ảnh chiếc đồng hồ giờ đây đã không xa lạ gì nữa, và trở thành một công cụ hữu ích giúp đỡ con người.
( mk tự nghĩ đó, ko cop mạng đâu nha! nên văn không được .... :)
Mở bài
Giới thiệu qua về Hồ Gươm
Thân bài
- Nói được vị trí địa lí và diện tích của Hồ Gươm (Trung tâm quận Hoàn Kiếm, có diện tích 12ha và dài 700m,….)
- Hồ Gươm còn có tên gọi là gì (Lục thủy, thủy quân, hồ hoàng kiếm, tả vọng – hữu vọng)
- Lịch sử của hồ
- Vẻ đẹp của Hồ
- Các công trình gắn liền với hồ (Tháp rùa, Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu, Tượng Đài Cảm Tử,….)
- Vai trò của hồ Gươm trong đời sống con người Hà Nội
Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bạn về Hồ Gươm
- Tóm tắt lại một số vấn đề cốt lõi
Hồ Gươm mang lại cho ta bao nhiêu cảm xúc khi đặt chân đến. Có thể nói, đây là một trong những danh lam thắng cảnh thiêng liêng nhất trong lòng thành phố Hà Nội.
1) Mở bài
Giới thiệu chung về Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là hồ Gươm
Hồ Gươm là một đóa hoa đẹp trong Thủ đô
2) Thân bài
- Lịch sử ra đời
Hồ Gươm có nguồn gốc từ ngàn đời nay
Gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy
Đồng thời, tên hồ còn được dùng để đặt tên cho một quận trung tâm của Hà Nội là quận Hoàn Kiếm.
- Các di tích lịch sử
- Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc.
- Đài Nghiên, tháp Bút.
- Tháp Rùa.
- Tháp Hòa Phong.
- Cảnh quan xung quanh hồ
- Cây và hoa.
- Con đường ven hồ.
- Vị trí, diện tích
Vị trí hồ Gươm: nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Tràng Thi, Tràng tiền, Hàng Bài…
Diện tích 12ha
Xung quanh là Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn….
- Đặc điểm
Tổng diện tích của cả hồ là 12ha, là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố.
Tô điểm cho vẻ đẹp của hồ Gươm phải kể đến những công trình mang đậm kiến trúc Pháp là Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc…
Xung quanh hồ còn được trồng rất nhiều cây như cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư... và rất nhiều hoa tươi
- Ý nghĩa
Là địa điểm vui chơi mà mọi người lựa chọn vào dịp lễ, tết hay các ngày cuối tuần.
Là chứng nhân lịch sử
Là nguồn cảm hứng vô tận của giới văn, thơ, nghệ sĩ
Các bạn học sinh, sinh viên cũng chọn hồ Gươm là nơi vui chơi, giao lưu và học tập
Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Điều hòa khí hậu cho Thủ đô
Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn
3) Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của hồ Gươm và nêu cao ý thức giữ gìn, bảo vệ của mọi người
*Ryeo*
Mỗi cuối tuần, bố mẹ thường dẫn em đi chơi công viên. Công viên ngày cuối tuần nhộn nhịp những người là người. Sớm nay, khi đi bộ thể dục cùng ông, tôi mới nhận thấy công viên buổi sáng còn nhộn nhịp gấp bội phần.
Công viên nhộn nhịp nhờ dòng người qua lại tập thể dục, nhờ những thanh âm trong trẻo của buổi ban mai, nhờ cả vẻ tươi mới của thiên nhiên, hoa lá. Phía xa xa, ông trời lười biếng lộ nửa gương mặt sau đám mây trắng xốp bồng bềnh và không quên gửi nắng xuống nhân gian. Nắng xuân ấm áp lắm. Muôn tia nắng ấm dệt cho công viên một màu áo mới. Thảm cỏ xanh mướt còn đọng long lanh những giọt sương mai. Dưới nắng, chúng càng đẹp, phát sáng lấp lánh như những viên kim cương tí xíu. Hàng phượng, bằng lăng, hoa sữa,... xào xạc trên vòm lá những bản nhạc vui nhộn với gió. Gió vẫn còn chút hơi lạnh. Nhưng mọi người chẳng ngại điều đó, vẫn miệt mài với bài tập của mình. Ở khoảnh sân rộng, một nhóm cụ già tập dưỡng sinh, một nhóm khác múa bài thể dục nhịp điệu, mấy anh chị lại chơi đá cầu. Tôi cùng ông hòa vào dòng người trên con đường đi bộ. Những bước chân cứ đều đặn bước. Tôi ấn tượng nhất là những em bé nhỏ mũm mĩm đang ngồi trên chiếc xe đẩy của mẹ, của bà. Chà, các em cũng đi vãn cảnh, đi rèn sức khỏe đây mà. Các em cứ tròn xoe đôi mắt, ngơ ngác nhìn, miệng ê a chẳng rõ nói gì.
Ông mặt trời đã lộ rõ trên bầu trời. Vòm trời cao, trong xanh. Những chú sơn ca, họa mi vẻ như mới tỉnh giấc, hót những điệu lảnh lót, vang lừng không ngớt trên cành. Bỗng, một chú sà xuống thảm cỏ, mỏ chíp chíp kêu. Mấy chú khác thấy thích thú cũng sà xuống, đùa giỡn trên mặt cỏ. Một cơn gió mạnh ào qua làm tầng lá đung đưa, rớt những hạt sương đêm xuống. Các chú chim chắc tưởng là mưa nên nghiêng đầu quan sát, hẳn chừng các chú tính tìm chỗ trú mưa. Rồi khi biết không phải mưa, các chú liền tiếp tục bay nhảy đến những vòm cây, khóm hoa. Hoa ở công viên rực rỡ lắm. Hoa cúc vàng tươi màu nắng. Hoa hồng muôn sắc đỏ, hồng, trắng, cam lộng lẫy. Khóm hoa giấy tím ngan ngát. Mấy chậu đào, lá đã xanh non tơ nhưng hoa vẫn còn nở rộ. Tôi biết, chẳng mấy chốc nữa thôi, chúng sẽ rụng hoa kết trái, đợi một mùa xuân mới về.
Buổi sáng ở công viên thật tươi mới và nhộn nhịp! Tôi thích khí trời mát lành, không gian thư thái của nơi đây. Từ bây giờ, mỗi sáng cuối tuần, tôi sẽ dậy thật sớm để đi bộ, để ngắm khung cảnh tuyệt vời nơi đây.
Mỗi buổi sáng sớm, ông bà nội lại cùng nhau đi bộ dạo quanh công viên. Sáng hôm ấy, em được ông bà dẫn đi chơi và đã có kịp ngắm một không gian thanh bình và tươi đẹp ở công viên.
Trời còn tờ mờ sáng mà công viên đã tương đối nhiều người. Màn sương mỏng vẫn còn giăng mắc trên những hàng cây.
Không khí trong lành và mát dịu. Mặt hồ buổi sáng yên ả, thi thoảng có vài đợt sóng lăn tăn gợn. Những hàng cây, đóa hoa vẫn còn đẫm sương đêm. Buổi sáng thật trong lòng và dịu mát. Ven hồ một vài người đang ngồi câu cá, một vài người ngồi ghế đá nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng em thấy đông nhất vẫn là dòng người tập thể dục và đi bộ, đặc biệt là những người già và đứng tuổi. Tiếng cười nói, tiếng bước chân râm ran vang khắp công viên. Buổi sáng khiến tâm trạng của ai cũng vui vẻ và an lành hơn. Nắng bắt đầu lên cao. Sương tan. Tiếng chim hót líu lo trên vòm lá hòa cùng tiếng cười nói râm ran. Nó khiến cho tâm trạng của con người trở nên nhẹ nhàng và an lành hơn.
Buổi sáng là khoảnh khắc trong lành nhất để bắt đầu một ngày mới. Công viên vào buổi sáng và buổi tối là đông vui nhất. Tuy nhiên không khí hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng luôn có cái gì đó trong lành và dịu mát. Nhìn mặt hồ như vậy, lòng người cũng trở nên nhẹ nhõm và yên ả hơn bao giờ hết. Công viên lúc này đông đúc hơn. Trông ai cũng tràn đầy năng lượng và tinh thần sảng khoái để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Em rất thích thời tiết mát lành và không gian thoáng đãng ở công viên buổi sáng. Mặt trời lên cao tỏa ánh nắng như đánh thức công viên bừng tỉnh. Đâu có em nghe thấy tiếng còi xe, tiếng mở cửa ngoài phố. Một ngày mới chính thức bắt đầu.
Tả công viên vào buổi sáng lớp 5 mẫu 8Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường. Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.
Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.
Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.
Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic…. Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang tập erobic.
Họ tập erobic theo nhạc nên khu vực trung tâm là khu vực nhộn nhịp, vui vẻ nhất. Bài tập erobic này thu hút rất nhiều các cô, các bác tham gia, đủ mọi lứa tuổi, có chị rất trẻ, có các cô, các bác khoảng bằng tuổi của mẹ em, cũng có những các bà khá lớn tuổi, mọi người cùng nhau tham gia, hòa mình vào những động tác nhịp nhàng, những giai điệu vui tươi, rộn rã nhất. Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.
Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.
Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.
Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.
Tham khảo nhé
HT ^_^ @@@@
Màu sắc cổ điển.
"Thú lâm tuyền"
- Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng
- Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa.
- Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng.
- Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.
Tinh thần thời đại.
- Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch
- Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.
Bài "Ngắm trăng".
Màu sắc cổ điển.
- Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"
- Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
Tình thần thời đại:
- Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
- Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
Học tốt
Bạn kham khảo gợi ý của bài nhé:
Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau:
- Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ.
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả)
Yêu cầu về kiến thức
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng".
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.
b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.
Bài Tức cảnh Pác Bó
Màu sắc cổ điển.
"Thú lâm tuyền"
- Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng.
- Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa.
- Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng.
- Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.
Tinh thần thời đại.
- Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ.
- Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.
Bài "Ngắm trăng".
Màu sắc cổ điển.
- Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"
- Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
Tình thần thời đại:
- Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
- Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ
- # học tốt #
okjhbhjkl.,nk
Không trả lời linh tinh nha