Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Phần 1) SVIP
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
(Phần 1)
(Trích Vũ Như Tô)
Nguyễn Huy Tưởng
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960).
- Quê: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Ông là nhà văn, nhà viết kịch chuyên khai thác đề tài lịch sử, thành công hơn cả về thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Trong đó, với thể loại kịch, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong làng kịch Việt Nam với những tác phẩm tiêu biểu như: Vũ Như Tô (1943), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948),... và các truyện lịch sử như: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960),...
2. Tác phẩm: Vở kịch Vũ Như Tô
- Vở kịch viết về sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long vào đầu thế kỉ XVI (1516 – 1517), dưới triều vua Lê Tương Dực.
- Thể loại: Bi kịch.
- Số hồi:
- Vở kịch được Nguyễn Huy Tưởng viết xong năm 1941, đề tựa năm 1942, sau đó được xuất bản vào năm 1943.
- Tóm tắt nội dung:
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư có chí lớn, tài cao, cương trực và không màng danh lợi.
+ Ông bị vua Lê Tương Dực bắt về kinh thành, ép xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi thỏa mãn thú ăn chơi của vua. Vì thế, ông đã kiên quyết từ chối, vạch tội nhà vua.
+ Nhưng rồi ông đã bị thuyết phục bởi Đan Thiềm với lí lẽ hãy nhân cơ hội này, mượn tay bạo chúa để đem tài năng cống hiến cho đời và lưu danh muôn thuở.
+ Vũ Như Tô bắt tay vào xây dựng Cửu Trùng Đài dù đây là công trình tốn kém, khiến sưu thuế tăng, người dân rơi vào cảnh khốn cùng.
+ Trịnh Duy Sản, một viên quan trong triều Lê đã kêu gọi dân chúng dấy binh làm phản, giết vua, đốt Cửu Trùng Đài và bắt giết Vũ Như Tô.
3. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Xuất xứ:
- Nội dung các lớp kịch:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Tình huống kịch
- Tình huống kịch là một hoàn cảnh đặc biệt giúp bộ lộ toàn bộ tính cách và số phận của nhân vật.
- Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là: Trịnh Duy Sản dấy binh làm loạn, giết nhà vua, đốt phá Cửu Trùng Đài, bắt và giết Vũ Như Tô.
=> Đây là tình huống vô cùng kịch tính, làm thay đổi số phận nhân vật và đẩy nhân vật vào một tình thế buộc phải lựa chọn, thông qua đó bộc lộ tính cách nhân vật.
- Hành động của các nhân vật:
=> Chính những hành động kịch đã góp phần làm rõ tính cách riêng biệt của các nhân vật.
- Tính cách của các nhân vật:
+ Vũ Như Tô: cương trực, lãng mạn, hết lòng vì lí tưởng.
+ Đan Thiềm: trung thành, ngay thẳng, cương trực, giàu lòng vị tha, luôn ngưỡng mộ Vũ Như Tô ngay cả trong hoàn cảnh hiểm nguy.
+ Đám cung nữ: giả dối, ích kỉ, hèn nhát.
+ Ngô Hạch: thực dụng, thô lỗ, hèn hạ.
+ Nguyễn Vũ: tận trung, hết lòng vì vua.
+ Lê Trung Mại: phản trắc, hèn nhát.
=> Tính cách của các nhân vật kịch đã được bộc lộ cụ thể hơn khi họ bị đẩy vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn.
- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập, tương phản.
+ Sự tận trung của Nguyễn Vũ đối lập với sự phản trắc của Lê Trung Mại và bọn nội giám; sự ngay thẳng, cương trực và lòng vị tha của Đan Thiềm đối lập với sự giả dối, ích kỉ của các cung nữ; sự cương trực, lãng mạn và đầy lí tưởng của Vũ Như Tô đối lập với sự thực dụng, thô lỗ, hèn hạ của đám quân sĩ và Ngô Hạch.
=> Tình huống kịch đã giúp làm nổi bật xung đột kịch, tạo điều kiện bộc lộ, làm rõ tính cách của từng nhân vật kịch.
2. Xung đột kịch
* Xung đột kịch là yếu tố chi phối toàn bộ cách triển khai nhân vật, các sự kiện, lời thoại và hành động, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời bộc lộ rõ nét tư tưởng của tác giả.
* Xung đột kịch trong đoạn trích được thể hiện qua:
- Mâu thuẫn về lí tưởng, về suy nghĩ của các tuyến nhân vật:
- Mâu thuẫn giữa hành động của các nhân vật:
+ Đan Thiềm tha thiết xin Vũ Như Tô đi trốn nhưng Vũ Như Tô kiên quyết ở lại.
+ Đám cung nữ khăng khăng đổ tội cho Vũ Như Tô nhưng Đan Thiềm ra sức bảo vệ.
+ Vũ Như Tô tha thiết xin được gặp An Hòa Hầu nhưng đám quân lính nhất định dẫn Vũ Như Tô ra pháp trường.
=> Xung đột chính:
+ Xung đột giữa lí tưởng nghệ thuật cao cả của một nghệ sĩ chân chính, tài hoa với đời sống lầm than, cơ cực của nhân dân.
+ Xung đột giữa sự cương trực, trong sáng, ngay thẳng của cá nhân với một xã hội tầm thường giả dối, vụ lợi.
=> Các xung đột này góp phần làm nổi bật bi kịch của người nghệ sĩ cũng như thân phận bi kịch của những cá nhân trong một xã hội loạn lạc, biến động. Nhưng đồng thời, các xung đột kịch cũng khẳng định được sức mạnh của ý chí và khát vọng lí tưởng của con người: Dẫu cho Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô có bị hành quyết nơi pháp trường thì ước vọng về nghệ thuật chân chính, tự do, cao cả vẫn không thể bị dập tắt.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây