Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
SÓNG - XUÂN QUỲNH
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
a. Tiểu sử:
- Quê quán: Hà Đông, Hà Nội.
- Bà sinh ra trong một gia đình công chức nhỏ, trải qua tuổi thơ không mấy êm đẹp; cuộc sống sau này đa đoan, nhiều lo âu, vất vả. Những trải nghiệm ấy đã để lại trong Xuân Quỳnh cảm giác buồn tủi và nhiều âu lo, phấp phỏng cũng như khao khát mãnh liệt hạnh phúc đời thường.
b. Sự nghiệp và phong cách nghệ thuật:
- Đề tài: trẻ em, gia đình,… đặc biệt là tình yêu trở thành một dòng chảy nổi bật nhất đưa tên tuổi của Xuân Quỳnh trở nên thân thuộc với bạn đọc.
- Cái tôi giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. Một cái tôi vừa chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc, vừa khắc khoải về cõi nhân sinh hữu hạn.
- Tình yêu trong thơ ca của Xuân Quỳnh giống như một cứu cánh, một điểm tựa. Tình yêu ấy đậm thiên tính nữ, khao khát hướng về sự bao dung, cao cả, vượt qua sự hữu hạn của kiếp người, đồng thời lại luôn đi liền với cảm thức lo âu về sự suy biến, phai bạc.
- Thế giới tự nhiên trong thơ khúc xạ tâm hồn mẫn cảm và luôn khát khao gắn bó, hòa đồng.
- Ngôn ngữ giản dị, thân mật, cụ thể, gần với sinh hoạt đời thường. Có sự giao thoa mạnh mẽ với ngôn ngữ ca dao, dân ca.
→ Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1947), Hoa cỏ may (1989) v.v.
2. Tác phẩm:
a. HCST: Được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
b. Thể thơ: 5 chữ
c. Bố cục:
II. Khám phá văn bản
1. Đề tài: tình yêu
2. Chủ đề: Diễn tả và ngợi ca tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
3. Nhan đề
- Nghĩa thực: gợi ra hình ảnh những con sóng tầng tầng lớp lớp ở biển Diêm Điền.
- Nghĩa ẩn dụ: hình tượng sóng còn là ẩn dụ cho vẻ đẹp và tâm hồn người con gái đang yêu với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Sóng – em là hình tượng xuyên suốt có khi phân tách để soi chiếu lẫn nhau, có khi hòa nhập vào nhau để bổ trợ, cộng hưởng. Trong mỗi phát hiện về sóng lại thấy biểu hiện của trái tim, tâm hồn của người con gái đang yêu.
→ Góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm và tạo tiền đề để khám phá những nội dung cũng như dụng ý nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm.
4. Nội dung trữ tình (nhân vật trữ tình, hình ảnh, vần, nhịp, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật,…)
Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
Khổ 1:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Nhân vật trữ tình ở đây là “sóng” và “em” trong sự hòa nhập, cộng hưởng. Tâm trạng của người con gái đang yêu có những điểm tương đồng với đặc tính của con sóng:
‣ Dữ dội – dịu êm
‣ Ồn ào – lặng lẽ
+ Hai câu thơ đối nhau, sử dụng cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên đắp đổi các thanh bằng, trắc nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng, và cũng là tâm trạng phong phú, phức tạp đôi khi mâu thuẫn của người con gái trong tình yêu.
+ Để kết nối những đặc tính ấy, tác giả sử dụng từ “và” chứ không phải “mà” để thể hiện quy luật chuyển hóa, đan xen và song song tồn tại chứ không hoàn toàn đối lập, triệt tiêu nhau.
+ Vì là con sóng nữ tính nên nó không hủy diệt mà đổ về “dịu êm”, “lặng lẽ” như một trạng thái thường hằng mang tính bản năng muôn đời của người phụ nữ.
→ Với thiên tính nhạy cảm, không khó để có thể phát hiện những biểu hiện tâm trạng biến động mạnh mẽ nhiều khi là khó hiểu của nữ giới trong tình yêu.
- Đối mặt với những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tình yêu, nhân vật trữ tình trở nên băn khoăn và hồ nghi, nhưng trước sự biến hóa kì diệu của tình cảm, nảy lên một khát vọng vượt thoát những khuôn khổ chật hẹp nhỏ bé để vươn tới cái rộng lớn cao cả, để được biểu hiện mình, để được hiểu đúng với tầm vóc, bản chất của mình:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Sông: không gian hữu hạn >< bể: không gian rộng lớn, vô hạn.
→ Hành động tự nhận thức, sau đó dứt khoát từ bỏ những trói buộc chật chội, tầm thường thể hiện một khát vọng tình yêu mãnh liệt, táo bạo của người con gái mong muốn tìm kiếm một sự đồng cảm hài hòa, bao dung và cao thượng.
Khổ 2:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Chủ thể trữ tình khẳng định sự vĩnh cửu, trường tồn của những con sóng bạc đầu cũng như khát vọng tình yêu cao cả và mãnh liệt của tuổi trẻ, của đời người:
+ Ngày xưa (quá khứ) – Ngày sau (tương lai), kết hợp với liên từ “và” thể hiện sự tiếp nối vô tận của thời gian (cái thường biến).
+ vẫn thế – sự khẳng định như một chân lí: Khát vọng tình yêu của con người là mãi mãi, con người vẫn sẽ yêu chừng nào còn tồn tại.
+bồi hồi: những suy nghĩ, cảm xúc trở đi trở lại, ở đây nói đến sự tha thiết, mong mỏi, nhớ nhung trong tình yêu.
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
(Ca dao)
- Những lớp sóng như nhịp đập trong lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Dù ngày xưa, ngày sau hay muôn đời, dù trải qua bao thăng trầm dâu bể, chất men say của tuổi trẻ vẫn luôn nồng nàn, say đắm.
- Ngôn ngữ thơ tha thiết, đằm thắm, gợi ra nhiều những cảm xúc mạnh mẽ, dạt dào: “ôi”, “vẫn thế”, “nỗi khát vọng”, “bồi hồi” …
- Sử dụng thành công nghệ thuật đối, nhân hóa, ẩn dụ…
Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Suy nghĩ, trăn trở về nguồn gốc, quy luật của tự nhiên và tình yêu.
- Nhân vật trữ tình ở đây là “em”, xuất hiện để trực tiếp bộc bạch nội tâm, phân tách và đối diện với hình tượng sóng để soi chiếu, khám phá các quy luật.
Khổ 3, 4:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Nhân vật trữ tình lúc này đứng trước biển khơi vô tận: em (nhỏ bé, hữu hạn) >< muôn trùng sóng bể (rộng lớn, vô hạn), và muôn trùng sóng biển ấy chính là tự nhiên, vũ trụ, là cuộc đời. Từ đó, làm thức dậy những băn khoăn, chiêm nghiệm về nhân sinh, kiếp người:
+ Điệp cấu trúc: “Em nghĩ về…”, thể hiện tâm trạng suy tư, trăn trở về mối quan hệ giữa người với người (anh, em), và giữa con người với cuộc đời (anh, em – biển lớn), càng tô đậm cảm thức về sự nhỏ bé của mỗi cá nhân, lại càng nổi bật sự cao cả, rộng lớn của vũ trụ, cuộc sống.
+ Băn khoăn về cội nguồn của sóng: “Từ nơi nào sóng lên?” thì việc tìm câu trả lời rất dễ dàng: “Sóng bắt đầu từ gió”, đó là một lí giải khách quan, khoa học.
+ Băn khoăn về anh, em: “Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”.
- Tìm thấy nguồn gốc của sóng thì dễ, nhưng để tìm đến tận cùng nguồn gốc của tự nhiên thì không hề đơn giản, nó cũng giống như tình yêu lứa đôi. Khi tình yêu đến, như một tâm lí tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích. Nhưng tình yêu bản thân nó luôn khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải thích được câu hỏi về khởi nguồn của nó, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Sự bí ẩn mê hoặc ấy của tình yêu từ xưa nay đã trở thành đề tài được nhân loại khai thác:
“Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này?”
(Ca dao)
Và có chăng, chính sự khó hiểu ấy lại là khởi đầu của một tình yêu chân thành, sâu đậm.
- Việc sử dụng các câu hỏi tu từ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng bồi hồi, trăn trở và khao khát kiếm tìm, lí giải tình yêu của trái tim trẻ tuổi. Nghệ thuật điệp chuyển tiếp (“Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu”) gợi ra những lớp sóng tình cảm cứ nối tiếp dâng trào và khắc khoải.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây