Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Phần 1) SVIP
Lỗi về các thành phần câu và cách sửa
(Phần 1)
A. Lý thuyết
Lỗi về thành phần câu gồm lỗi về cấu tạo câu, lỗi về ngữ nghĩa, lỗi về ngắt câu,…
1. Thiếu thành phần nòng cốt
a. Câu thiếu chủ ngữ
- Ví dụ: Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.
+ “Với tác phẩm này” là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ.
=> Cách sửa:
+ Cách 1: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.
+ Cách 2: Lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.
b. Câu thiếu vị ngữ
- Ví dụ: Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.
+ Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, “một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt” là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải vị ngữ.
=> Cách sửa:
+ Cách 1: Thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.
+ Cách 2: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn.
c. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế.
+ Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa có nội dung thông tin nên chưa phải là câu.
=> Cách sửa:
+ Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt phù hợp: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ.
2. Sắp xếp lại vị trí của các thành phần câu
- Ví dụ: Nơi đây sống một người tóc bạc.
(Nguyễn Đình Thi, Quê hương Việt Bắc)
- Tuy nhiên, trong giao tiếp hằng ngày, việc đảo vị trí các thành phần câu rất khó được chấp nhận.
- Ví dụ, không thể nói: Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội.
+ Ở trường hợp này, người nói nhất thiết phải thêm chủ ngữ (một đơn vị bộ đội) và vị ngữ (đang hành quân trong rừng) về với trật tự quen thuộc mới được xem là đúng: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng.
3. Thiếu vế câu
- Trong câu văn tiếng Việt, có một số quan hệ từ luôn đòi hỏi được kết hợp với một quan hệ từ khác để tạo thành cặp như: vì… nên…, chẳng những… mà còn…, tuy… nhưng, càng… càng,… Nếu không chú ý đến đặc điểm này, câu dễ bị mắc lỗi về thành phần.
- Ví dụ: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ.
=> Cách sửa:
+ Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ mà còn đe dọa sự sống của muôn loài.
B. Bài tập
Bài tập sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 1: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi về thành phần câu? Phát hiện và đề xuất phương án sửa lỗi cho những trường hợp đó.
a. Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn.
b. Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng.
c. Những con người vị tha giàu đức hi sinh ấy.
d. Theo báo Tuổi trẻ cho biết, tình trạng ùn ứ nông sản của nông dân miền Tây đã bước đầu được giải quyết.
e. "Chữ người tử tù", một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân.
g. Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác.
h. Khổ thơ chỉ có một câu, rất đặc biệt.
Bài làm
a. Lỗi: Thiếu chủ ngữ.
b. Lỗi: Sắp xếp sai vị trí thành phần câu.
Sửa lại: Đảo "rất thú vị" ra sau cụm danh từ.
=> Truyện ngắn sử dụng các yếu tố kỳ ảo, lạ lùng rất thú vị.
c.
d. Lỗi: Thiếu chủ ngữ
e. Lỗi: Thiếu vị ngữ
Sửa lại: "Chữ người tử tù", một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân, được mọi người biết đến một cách rộng rãi.
g. Lỗi: Thiếu chủ ngữ
Sửa lại: Tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác.
h. Câu đúng.
+ "Khổ thơ": chủ ngữ.
+ "chỉ có một câu đặc biệt": vị ngữ.
+ "rất đặc biệt": thành phần giải thích cho đặc điểm của khổ thơ.
Bài 2. Phát hiện lỗi về thành phần câu ở các trường hợp sau và sửa lại:
a. Truyện ngắn, thể loại linh hoạt ấy.
b. Đã vẽ bức tranh tường hoành tráng này một nhóm họa sĩ đến từ thành phố.
c. "Số đỏ" không chỉ là một tác phẩm trào phúng đặc sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam trước 1945.
d. Văn bản nghị luận, loại văn bản được viết ra với mục đích thuyết phục người đọc.
Bài 3. Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?
a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.
(Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10)
b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng)
c. Đó là người cảm của quán rượu. Anh Ba Hoành!
(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu của người câm)
Bài làm
- Những câu in đậm trên, dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai. Vì, khi đặt trong quan hệ với những câu trước hoặc sau, các câu có hình thức như câu sai hoàn toàn được chấp nhận, hơn thế, còn có giá trị nghệ thuật.
+ Câu a có hiện tượng tách câu. Bình thường, người ta viết: Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn, bị đạo ý. Nhưng để nhấn mạnh, tạo ngữ điệu khác lạ, tác giả đã tách cụm Bị đạo ý. thành một câu, chỉ có cụm động từ. Tuy trở thành câu không có chủ ngữ, nhưng do được chủ ngữ của câu trước thuyết minh, nên câu này vẫn có giá trị thông báo.
+ Câu Mắt mèo hoang. là cụm danh từ, khi tách ra sẽ trở thành câu không phân định được thành phần. Tuy vậy, nhờ câu sau đó mà người đọc hiểu rằng, "mắt mèo hoang" là mắt của "em" theo cách nói của "mẹ". Như vậy, đây là một câu hay, thể hiện cách viết đầy tính nghệ thuật của tác giả.
+ Câu c khi viết theo cấu trúc bình thường là: Đó là người câm của quán rượu. Người câm ấy là anh Ba Hoành. Nhưng ở đây, nhờ có câu trước mà câu sau chỉ cần là một cụm danh từ, nghĩa vẫn rất tường minh. Hơn thế, "Anh Ba Hoành!" được tách ra thành câu, sử dụng dấu chấm than còn thể hiện sắc thái khẳng định và mang nghĩa tình thái: Người ta có thể vô cùng ngạc nhiên về sự thật không ngờ đó.
Bộ sách Chân trời sáng tạo
Bài 1. Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:
a. Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
b. Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
c. Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nơi theo.
Bài làm
a. Lỗi: Thiếu chủ ngữ.
b. Lỗi: Thiếu thành phần vị ngữ.
Sửa lại: Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ khích lệ họ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
c. Lỗi không phân định rõ các thành phần câu.
Sửa lại: Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường, cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nói theo.
Bài 2. Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):
a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.
b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại”.
c. Theo gợi ý của V. Lênin, một số tài liệu cho rằng M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào?”,...
Bài làm
a. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
Sửa lại: Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Thần – chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.
b. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
c. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
Sửa lại: Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, "Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây