Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc mở rộng SVIP
1. Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Ví dụ:
(1) Trên Trái Đất của chúng ta có vô vàn loài động vật sinh sống. Sự tồn tại của thế giới động vật khiến cho Trái Đất luôn tràn đầy sức sống.
(Theo Mười vạn câu hỏi Vì sao?)
(2) Việt Nam là ngôi nhà của rất nhiều loài động vật hoang dã. Năm nào cũng có những loài mới được phát hiện và ghi nhận.
(Theo Động vật hoang dã)
(3) Ngựa rừng mình dài, chân thon và cao. Ngựa rừng sống cuộc sống hoang dã, tự do trên các triền núi thấp ven dãy Trường Sơn.
(Theo Thú rừng Tây Nguyên)
Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi:
GẤU BẮC CỰC
Gấu Bắc cực hay còn gọi là gấu trắng, thuộc nhóm động vật ăn thịt có vú. Chúng được phân bố ở Bắc cực và những nước gần Bắc cực, tập trung chủ yếu ở đảo băng, đảo Greenland, một số hải đảo của Canada và khu vực Bắc bộ của Nga. Gấu Bắc cực là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất sống trên cạn chỉ sau gấu người ở đảo Alaska, chúng có trọng lượng hơn 750kg.
Gấu trắng sống ở quần đảo hoặc bờ biển gần Bắc cực, chúng sống đơn độc và trôi theo những tảng băng. Tính khí của chúng rất mạnh mẽ, hung dữ, nhanh nhẹn, giỏi bơi lặn. Chúng thường ăn báo biển, cá chim, thịt thối rữa và thực vật vùng đồng rêu.
Những người sống ở vùng có thời tiết giá lạnh đều hiểu rằng vào mùa đông, sau khi tuyết rơi, trên đường, băng đóng cứng, đi lại rất nguy hiểm, chỉ cần sơ sảy một chút là có thể bị trơn ngã. Ở Bắc cực quanh năm là mùa đông, chỗ nào cũng là băng cứng lạnh giá, vậy gấu Bắc cực làm thế nào để đi lại mà không bị trượt ngã? Bí mật là ở bàn chân của chúng.
Dưới chân gấu Bắc cực có một lớp lông rất dày để tạo ma sát khi chân tiếp xúc với băng, vì thế mà chúng không bị trơn ngã. Đây là biểu hiện thích ứng với cuộc sống giá băng ở Bắc cực của gấu trắng.
Để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt, gấu Bắc cực còn có bộ lông rất đặc biệt. Lông của chúng có hai tầng, tầng bên ngoài là lớp lông kim rất thô xù, mao quản trong suốt có thể hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiếu rọi vào cơ thể. Tầng trong là lớp lông ngắn mà dày, ở giữa lớp lông tràn đầy không khí, làm cho nhiệt lượng hô hấp không tỏa ra, lại có thể đảm bảo được nhiệt độ của cơ thể. Vì thế gấu Bắc cực mới có thể chống lại cái lạnh khắc nghiệt của vùng Bắc cực.
Màu lông trắng như tuyết của gấu Bắc cực cũng là một biểu hiện thích ứng với thời tiết khắc nghiệt ở vùng Bắc cực của chúng. Màu lông trắng muốt cũng thống nhất điều hòa với môi trường của vùng giá lạnh, có lợi cho chúng bắt mồi. Trường hợp mà màu sắc của cơ thể động vật giống với màu sắc của môi trường mà nó thích ứng được gọi là màu bảo vệ. Dường như Bắc cực là vương quốc của gấu trắng.
Gấu Bắc cực sinh sản vào tháng 3 - 5 hàng năm, chúng mang thai khoảng hơn 8 tháng, mỗi bào thai có từ 1 - 4 con, tuổi thọ trung bình từ 25 - 30 năm. Do bị con người săn bắt bừa bãi nên số lượng gấu Bắc cực đã giảm đi rất nhiều. Chúng đã được liệt kê vào Phụ lục II Công ước Thương mại Quốc tế về động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, gấu Bắc cực trên thế giới chỉ còn lại khoảng 20 000 con, trong đó hơn 10 000 con tập trung ở miền Bắc của Canada.
(Theo Bí mật về thế giới động vật, Phương Hiếu biên soạn)
2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
3. Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.
G:
Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
- Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).
- Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.
-
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây