Trong truyện bánh chưng, bánh giầy tại sao vua Hùng lại truyền ngôi cho Lang Liêu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam
Tk mình nhé oke,
Sản phẩm của văn minh lúa nước tìm thấy ở mảnh trấu cùng những hạt thóc cháy đã hóa thạch đào được ở Gò Mun. Nhưng hạt gạo làm nên bánh chưng, bánh giầy trong truyền thuyết Hùng Vương lại là chứng cớ hùng hồn cùng với các sử liệu hoặc vật chứng khảo cổ liên quan đến nền văn minh lúa nước. Bánh chưng, bánh giầy là bằng chứng thực tiễn và triết học có thể chấm dứt mọi bàn luận cùng những nghi ngờ, rằng Việt Nam có nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa nước hay không.
Điều kỳ diệu là thứ bánh độc đáo này tồn tại suốt từ thời Hùng Vương đến nay. Có được sức sống trường tồn vì bánh chưng, bánh giầy chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam cả về đời thường lẫn tín ngưỡng.
Bánh chưng, bánh giầy được tổ tiên tôn làm tinh hoa và đỉnh cao của nền văn minh lúa nước. Thứ bánh này chỉ có ở Việt Nam, không tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới có liên quan đến nền văn minh lúa nước. Hạt gạo làm bánh là tinh chất của hạt lúa cổ. Các Vua Hùng ví hạt gạo như hạt ngọc của trời đất ban cho loài người. Về lúa cổ, các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á cho rằng, thế giới có 21 loài lúa hoang dại, trong đó Oryz rufipogon được xem là tổ tiên của cây lúa Á châu. Ngoài ra còn có lúa Orinava, một loại lúa thường niên ở Châu Á, nhưng được ít người công nhận. Cả hai loại lúa này đều có ở Việt Nam, được cư dân Ấn Độ và Đông Dương thuần hóa thành lúa canh tác cách đây 9000 năm. Nó được thuần hóa ở đồng bằng sông Hồng tới Nam Trung Quốc. Khi ấy Nam Trung Quốc chưa thuộc Trung Quốc của dân tộc Hán mà thuộc dân tộc Việt cùng một số dân tộc thiểu số khác... Nếu các nhà khoa học Nhật, bằng phương pháp AMS xác định được niên đại 3000 năm của lúa cổ Việt Nam ở Thành Dền, thì có thể tự hào rằng, dân tộc ta đã ở đỉnh cao của trí tuệ nhân loại, đi trước nhân loại 3000 năm, trước khi các nhà khoa học lai tạo lúa của Viện lúa gạo quốc tế tạo được giống lúa IR8 hội đủ các đặc tính của loại lúa cổ hoang dại trên làm giống lúa tiền phong cho cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 20.
Nhận định trên đây được tiến sỹ gốc Việt Trần Đăng Hồng- cố vấn khoa nông nghiệp nhiệt đới Đại học Reading (Anh Quốc) - viết trong bài “Về hạt lúa cổ Thành Dền”, ngày 28-7-2010. Ông là tác giả của 7 cuốn sách về hạt giống, cùng hơn 80 công trình nghiên cứu được giới khoa học quốc tế ghi nhận.
Cho dù là truyền thuyết, nhưng qua truyện “Bánh chưng, bánh giầy”, tổ tiên đã gửi bức thông điệp đặc biệt cho chúng ta. Thông điệp khẳng định từ thời Hùng Vương người Lạc Việt đã biết chế biến sản phẩm lúa nước, biết tuyển chọn những hạt gạo thơm lành nhất để làm nên bánh chưng, bánh giầy. Hạt gạo đứng đầu trong các sơn hào hải vị, tinh khiết và an lành hơn bất kỳ của ngon vật lạ nào. Tổ tiên đã gửi gắm ý nghĩa triết học và văn hóa tâm linh vào hạt gạo qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. Hạt gạo mang nét đẹp đạo đức kết tinh từ lao động. Cần cù chịu khó đi liền với thông minh hiếu thảo là gốc của mọi sự nghiệp. Vua Hùng thứ 6 truyền ngôi cho hoàng tử út Lang Liêu, chính bởi Người đã nhìn ra phẩm chất hiền tài ở người kế vị. Từ thời Hùng Vương, hiền tài đã là nguyên khí quốc gia.
Ý nghĩa triết học nguyên thủy trong bánh chưng, bánh giầy được nhiều nhà nghiên cứu Kinh Dịch giải mã. Có người còn coi thứ bánh này là khởi nguồn của triết học Phương Đông. Bánh chưng, bánh giầy chứa đựng trong nó học thuyết Âm dương ngũ hành, nguyên lý cốt lõi của Kinh Dịch. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mẹ đất. Bánh giầy tròn tượng trưng cho cha trời. Bánh có đủ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” NXB Văn hóa, năm 2002 đã giải thích văn minh Lạc Việt qua bánh chưng, bánh giầy. Xin tóm tắt như sau: Bánh giầy tròn, trắng, dẻo, không vị, biểu thị cho viên mãn, thuần khiết, thông biến, đặc tính của thái cực, thuộc Dương. Bánh chưng vuông thuộc Âm. Nhân thịt lợn sắc hồng thuộc Hỏa. Hỏa sinh Thổ mang sắc vàng của đậu xanh. Thổ sinh Kim, màu trắng của gạo nếp, Kim sinh Thủy, bánh luộc trong nước. Thủy sinh Mộc, màu xanh lá dong, hạt gạo nhừ nhuyễn có màu xanh. Nghĩa là trong chiếc bánh chưng chứa đựng Ngũ hành tương sinh. Bốn chiếc lạt giang buộc ngoài bánh thành hai đường song song tạo nên 9 hình vuông nhỏ là Cửu cung và Hà đồ của Lạc Thư. Lạc Thư chiết tự là sách của người Lạc Việt. Vậy nguồn gốc của Kinh Dịch có từ Việt Nam được khắc trên lưng cụ rùa mà vua nước Việt ta đem tặng vua Nghiêu, Trung Quốc.
Vì vậy, bánh chưng, bánh giầy chứa đựng Âm Dương giao hòa, Ngũ hành vận động, là xuất xứ của triết học Phương Đông. Bánh chưng bánh giầy thành phẩm vật cao quý của người Lạc Việt, đặt trên mâm lễ của toàn dân tộc thờ cúng các Vua Hùng, đặt trên mâm cỗ của các gia đình thờ cúng gia tiên trong dịp lễ tết là nét đẹp độc đáo tôn vinh đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vì chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh cả về triết học lẫn thực tiễn nên bánh chưng, bánh giầy đã tồn tại suốt mấy nghìn năm và sẽ còn mãi mãi sau này.
Bánh chưng bánh giầy đạt đỉnh cao của hoàn hảo cả về thực tiễn lẫn triết học. Món ẩm thực độc đáo thuần Việt này có tuổi tác lâu dài nhất thế giới chỉ dân tộc Việt Nam mới có. Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm Pháp thuộc, bánh chưng, bánh giầy vẫn bất khuất trước họa xâm lăng văn hóa của kẻ thù, cùng dân tộc giữ cho văn hóa Việt không bị đồng hóa, không bị tiêu diệt. Tấm bánh của tổ tiên hàm chứa sự kết đoàn, hòa quyện. Càng qua nước sôi lửa bỏng, bánh càng dền nhuyễn, thơm ngon. Càng qua đấu tranh gian khổ, dân tộc càng kết đoàn, thống nhất. Bánh chưng, bánh giầy tôn vinh đạo lý làm người, chứa đựng ước mơ đoàn kết, thái bình, nhắc nhở cháu con lòng tự hào, biết ơn nguồn cội 5000 năm văn hiến Lạc Việt.
Không biết mình có đúng không nữa, nếu sai thì bạn sửa hộ nha
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
# My Love #
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói:
- Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:
– Lang Liêu! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.
Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.
Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:
– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vùa hiển minh.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.
Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:
1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.
2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.
3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.
4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.
1)
+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)
- Chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.
Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.
1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. - Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời. - Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.2)- Chàng là người thiệt thòi nhất. + Sớm mồ côi mẹ.+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. - Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.
3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. + Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
1. Vua Hùng chọn nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già- Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí củavua, không nhất thiết là con trường. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn: nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.
2. Vì sao trong các con vua , chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" - sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời ,đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
-Trong bao nhiêu cao lương mĩ vị, nem công chả phượng, vua Hùng lại chỉ chọn hai thứ bánh của Lang Liêu. Vua Hùng đã cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa của hai thứ bánh ấy: chúng thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Hai thứ bánh đó còn thể hiện những ý tưởng sáng tạo: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá học ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thểhiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dânđất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.
-Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.
4. Hãy nêu ý nghĩa của của truyền thuyết bánh chưng , bánh giầy
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó nổi bật nhất là thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy - hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước không có chiến tranh, yên bình, khi đã có tuổi. Ý định mỗi người con đều được tham gia, cần phù hợp với yêu cầu của vua. Nhà vua dùng hình thức làm bánh để tế Tiên Vương, ai có thể làm vua bị khuất phục sẽ được chọn làm người nối ngôi.
2. Trong các con trai của vua, chỉ có duy nhất Lang Liêu được thần tiên hiện ra giúp đỡ vì Lang Liêu là người con trai không được vua quan tâm, chăm sóc, mẹ chàng trước kia bị vua coi thường, bỏ mặc nên chết. Chàng rất chăm chỉ làm việc, hàng ngày kiếm những hạt lúa, củ khoai về làm thức ăn. Nói là con vua nhưng trang phục, cuộc sống như bao dân thường. Chàng có trí tuệ thông minh nên hiểu được ý của thần và lấy đồ ăn thường ngày làm bánh dâng lên Tiên vương.
3. Bao nhiêu là đồ ăn mĩ vị, nem công chả phượng, vua Hùng không chọn mà lại chọn 2 thứ bánh tầm thường của Lang Liêu vì 2 thứ bánh ấy thể hiện công sức lao động cần cù, quý trọng những sản phẩm do người nông làm ra. Bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời, bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Gói các thứ như thịt, mỡ, đậu xanh, lá dong, lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong. Thể hiện truyền thống anh em dân tộc cùng sinh ra trong bọc trăm trứng của Âu Cơ - Lạc Long Quân. Vua Hùng chọn Lang Liêu làm người nối ngôi vì chàng có lòng hiếu thuận, vừa tài giỏi vừa có đức vừa tôn trọng Tiên vương.
4. Truyền thuyết Bánh chưng Bánh giầy có ý nghĩa giải thích nguồn gốc 2 thứ bánh truyền thống văn hóa ẩm thực Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán mỗi năm. Truyện đề cao trí sáng tạo và lòng tôn vinh tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán của giá trị sáng tạo
Đúng là trong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả. Nhưng trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, vua lại chọn người vừa ý mình. Điều này cho thấy có độ "lệch" giữa yếu tố sử và yếu tố truyện. Việc truyền ngôi báu cho con cả là một tiền lệ nhưng việc chọn người con nào trong truyền thuyết này lại không nhất thiết phải giống hệt như trong lịch sử. Trong Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng phá lệ, truyền ngôi cho Lang Liêu vì ba lí do:
- Lang Liêu là người chăm chỉ, chăm làm. Hoạt động của chàng và sản phẩm mà chàng mang lên dâng vua đều gắn với ý thức trọng nông. Trong khi các lang thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chỉ có khoai lúa. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, đó là sản phẩm do mồ hôi, công sức của chàng đổ ra.
- Bánh chưng, bánh giầy được làm ra vừa là tinh hoa của đất trời, vừa là kết quả do bàn tay của con người biết làm lụng tạo nên. Trong chiếc bánh giản dị ấy, hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người : lòng tôn kính, sự thông minh, hiếu thảo,...
- Chiếc bánh Lang Liêu làm ra không đơn thuần là món ăn thông thường mà còn hàm chứa một ngụ ý sâu xa : tượng Đất (bánh chưng), tượng Trời (bánh giầy), tượng muôn loài (cầm thú, cỏ cây),...
Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì: