Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(2 điểm)
a. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
b. Nêu tác dụng của máy biến thế. Trình bày về máy hạ thế và máy tăng thế.
Hướng dẫn giải:
a. Cấu tạo của máy biến thế:
Máy biến thế gồm có:
- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
- Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
Nguyên tắc hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
b. Máy biến áp có tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây máy biến thế tỉ lệ với số vòng của mỗi cuộn dây.
Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây tương ứng:
\(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}\)
Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left(U_1>U_2\right)\), máy biến thế được gọi là máy hạ thế.
Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left(U_1< U_2\right)\), máy biến thế được gọi là máy tăng thế.
(1,5 điểm)
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng như thế nào? Lấy ví dụ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra trong thực tế.
b. Trình bày về sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. Vẽ hình minh họa.
Hướng dẫn giải:
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Ví dụ: Khi ta nhìn một chiếc bát trong chậu nước, thì tia sáng từ bát đến mắt ta bị gãy khúc tại mặt phân cách.
b. Khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
(1,5 điểm) Một vật sáng cao 2 cm đặt cách thấu kính hội tụ 36 cm. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.
a. Hãy dựng ảnh tạo bởi thấu kính. Ảnh thu được là ảnh ảo hay ảnh thật? Ảnh ngược chiều hay cùng chiều với vật?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Hướng dẫn giải:
a. Muốn dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B' của B bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B' hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A' của A.
Ảnh thu được là ảnh thật, ngược chiều vật.
b. \(h=2cm;d=36cm;f=12cm\)
Xét \(\Delta ABF\) đồng dạng với \(\Delta OHF\), ta có: \(\dfrac{AB}{OH}=\dfrac{AF}{OF}\)
Vì \(OH=A'B'\) \(\Rightarrow\dfrac{AB}{A'B'}=\dfrac{AF}{OF}\Rightarrow\dfrac{h}{h'}=\dfrac{d-f}{f}\)
\(\Rightarrow h'=\dfrac{hf}{d-f}=\dfrac{2.12}{36-12}=1cm\)
Xét \(\Delta OIF'\) đồng dạng với \(\Delta A'B'F'\), ta có: \(\dfrac{OI}{A'B'}=\dfrac{OF'}{A'F'}\)
Vì \(OI=AB\Rightarrow\dfrac{AB}{A'B'}=\dfrac{OF'}{A'F'}\Rightarrow\dfrac{h}{h'}=\dfrac{f}{A'F'}\)
\(\Rightarrow A'F'=\dfrac{h'f}{h}=\dfrac{1.12}{2}=6cm\)
\(d'=OF'+A'F'=12+6=18cm\)
Vậy ảnh A'B' cách thấu kính 18 cm và cao 1 cm.