K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2017

Đáp án B

Mĩ đã triển khai chiến tranh lạnh như sau:

- Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh.

- Trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là cuôc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào cuộc chiến tranh Trung Đông, …

- Thiết lập chín quyền tay sai ở nhiều nước, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước (tiêu biểu là ở khu vực Mĩ Latinh).

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

5 tháng 2 2016

* Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các  học thuyết khác nhau :

- Ba mục tiêu chủ yếu : 

   + Một là : ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới

   + Hai là  : Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

   + Ba là : Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

* Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

- Tháng 3/1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

- Mĩ đề ra và thực hiện "kế hoạch Macsan" giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.

22 tháng 1 2018

câu trả lời là Why

6 tháng 8 2017

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, nắm độc quyền vũ khí hạt nhân. Dựa vào tiềm lực kinh tế- quân sự đó, chính phủ Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

- Kinh tế:

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử

11 tháng 6 2017

Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng

2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng

4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.

Câu 1 (NB). Tình hình nổi bật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kinh tế phát triển. B. chịu những hậu quả hết sức nặng nề. C. nhân dân nổi dậy ở nhiều nhiều nơi. D. các đảng phái tranh giành quyền lực. Câu 2 (NB). Nhân tố khách quan nào tạo diều kiện cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Con người là nhân tố quyết định. B. Vai trò quản lý lãnh đạo của nhà nước. C. Các...
Đọc tiếp

Câu 1 (NB). Tình hình nổi bật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kinh tế phát triển. B. chịu những hậu quả hết sức nặng nề. C. nhân dân nổi dậy ở nhiều nhiều nơi. D. các đảng phái tranh giành quyền lực. Câu 2 (NB). Nhân tố khách quan nào tạo diều kiện cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Con người là nhân tố quyết định. B. Vai trò quản lý lãnh đạo của nhà nước. C. Các công ty Nhật Bản phát triển năng động. D. Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Câu 3 (NB). Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để đẩy nhanh sự phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học. B. Mua bằng phát minh sáng chế. C. Hợp tác với các nước khác. D. Coi trọng phát triển giáo dục. Câu 4 (NB). Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản. B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản. C. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết. D. Mĩ xây dựng các căn cứ trên đất Nhật Bản.

0
5 tháng 10 2019

ĐÁP ÁN C

7 tháng 9 2018

Đáp án C

26 tháng 3 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

11 tháng 6 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.