Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Điều làm nên cái hay, cái độc đáo của đoạn văn của Nguyễn Tuân là:
Đoạn văn miêu tả có cái hay và độc đáo nằm ở:
- Chọn cảnh độc đáo: cảnh bình minh trên biển.
- Sử dụng các hình ảnh đặc sắc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi, mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên; chân trời màu ngọc trai.
- Cách so sánh độc đáo: mặt trời- trứng, chân trời, ngấn bể sạch- tấm kính lau hết mây bụi, cảnh bình minh- mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh.
=> Tài quan sát, cảm nhận tinh tế, cách viết linh hoạt của tác giả.