Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.
- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương, chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác, có ý thức học tập tốt, không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với tương lai đất nước.
- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt. Học tập không có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu, phải học tập những cái hay, cái lạ, cái văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo, biến đổi thành cái hay, cái riêng của đất nước mình.
- Luôn có tinh thần cầu tiến, phát huy sở trường, tài năng của mình, kiên trì phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn trong học tập.
- Luôn chăm chỉ học tập, biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn, trong cuộc sống, biết đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập, luôn biết cập nhật mọi thông tin, sự kiện tiến bộ của khoa học, bố trí thời gian học tập hợp lý.
- Học toàn diện, rèn luyện một cách toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ để trở thành 1 công dân tốt.
- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc
hs là mầm non tương lai của đất nước chứ mà chủ nhân thì hơi......
Em đồng ý với ý kiến trên. Vì thầy Ha - men đã cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hệ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc trong buổi học cuối cùng, làm cho những cậu bé lười học, ham chơi như Phrăng bị cảm hóa.
Em đồng ý với ý kiến đó. Trong buổi học cuối cùng ngày hôm ấy, thầy cũng đã dạy các em viết chữ, đọc thơ, nhưng quan trọng hơn cả là thầy đã dạy cho đám học trò (cũng như những người lớn ngồi cuối lớp) tầm quan trong của việc bảo vệ và gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình - như thầy nói rằng dù có bị xâm chiếm mà giữ được ngôn ngữ của mình thì cũng vẫn giữ được Tổ quốc của mình. Thầy đã cảm hóa được đứa học trò ngỗ nghịch nhất của mình, đã giúp cậu bé ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ nước nhà. Việc thầy làm trong buổi học không những truyền sức mạnh cảm hóa mãnh liệt đối với học trò mà còn thể hiện một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, cao đẹp đối với quê hương xứ sở của mình.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Tiếp bước cha ông, em nhận lấy ngọn lửa yêu nước ấy và thắp sáng nó trong lồng ngực của mình. Để phát huy ngọn lửa ấy, em học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày. Em luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua.