Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng , bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao trên khắc họa lại vẻ đẹp của người phụ nữ vào một buổi thăm đồng. Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông , bát ngát của cánh đồng lúa và hình ảnh ấy hiện lên với dáng điệu tre trung , xinh tươi , tràn đầy sức sống. Dù đứng ở vị trí nào để ngó cánh đồng thì nét đẹp của cô gái vẫn đậm đà và vô cùng kiều diễm.
Trước hình ảnh của cánh đồng thì hình ảnh của cô gái càng thêm nổi bật. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong gió tượng trưng cho hình ảnh cô gái xinh tươi , căng tràn sức sống . Bài ca dao quả là 1 bức tranh tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa
Bài ca dao số 1 : Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
- Qua bài ca dao số 1 cho ta thấy được rằng sự ngược đời trong thói quen và tính nết của người chú, lười lao động nhưng thích hưởng thụ. Bài ca dao chế giễu những người có thói hư, tật xấu, nghiện ngập, lười biếng lao động trong xã hội xưa và nay.
Tham khảo:
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
Tham khåo
Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.
Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn.Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!" Cả lớp tôi sững sờ.Những tiếng xì xào.Những giọt nước mắt.Những gương mặt buồn bã. Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” An- phông xơ Đô- đê. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng...
Lưu ý: Cái chỗ gạch chân là câu rút gọn đó bạn!
Tham khảo:
Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.
Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
hok tốt
Tham khảo!
Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”. Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.
Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn.Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!" Cả lớp tôi sững sờ.Những tiếng xì xào.Những giọt nước mắt.Những gương mặt buồn bã. Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” An- phông xơ Đô- đê. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng...
Lưu ý: Cái chỗ gạch chân là câu rút gọn đó bạn!