K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2016
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo. 
30 tháng 10 2016

tick cho mình nhé

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu. Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì? Câu 3: Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích. Câu 4: Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên? Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính loại đầu. 

Câu hỏi : Trong đoạn trích, tác giả giới thiệu nhân vật Vũ Nương "tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nàng Vũ Nương trong tác phẩm trên. Trong đoạn trích có sử dụng một câu ghép và một thán từ (gạch chân, chú thích).

0
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi a, b, c, d bên dưới:     Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi a, b, c, d bên dưới:

    Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.

a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b. Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?

c. Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

d. Em hãy nêu ra những phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

e. Tóm tắt lại truyện có đoạn trích trên bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 đến 12 câu).

2
25 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. PTBĐ: Tự sự.

b. ND: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

c. 

- Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

 - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh.

d. Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

e.

Vũ Nương, người con gái đức hạnh, luôn giữ gìn khuôn phép dù Trương Sinh có đa nghi và phòng ngừa quá sức thì gia đình vẫn chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, bất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, chồng nàng phải ra trận, Vũ Nương tiễn chồng ra trận vẫn ân cần dặn dò chồng những lời ân tình, mong ngày về chồng mang theo hai chữ bình an. Ở nhà, nàng một mực giữ tiết, chăm sóc chu toàn gia đình, những mong sớm có ngày đoàn tụ với chồng. Nào đâu, sóng gió ập tới, lời nói ngây thơ của đứa con bé bỏng đã khiến tính đa nghi của chồng nàng nổi dậy. Bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, nàng nói tới thân phận của mình và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng nhưng mối nghi ngờ ở Trương Sinh vẫn khôn nguôi. Không còn lại gì, lòng nàng dâng trào nỗi thất vọng tột cùng, nỗi đau đớn ê chề bởi hạnh phúc gia đình không có cách nào hàn gắn nổi. Nỗi oan khuất trời không thấu, khiến mọi sự chịu đựng, hy sinh trước đó đều vô nghĩa. Nàng giải thích trong sự bất lực và tuyệt vọng đắng cay trước sự đối xử nhẫn tâm của chồng.

25 tháng 9 2021

a, PTBD: Tự sự

b, Nói về vẻ đẹp của Vũ Nương và tính cách của Trương Sinh

c, Em tham khảo:

Tư dung: dáng vẻ và nhan sắc

dung hạnh: nhan sắc và đức hạnh

d, Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.

e, Em tham khảo:

Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

7 tháng 8 2017

Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.

9 tháng 2 2022

Tham khảo:

Tự phụ nghĩa là : sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, điều mình nói là đúng đắn mà coi thường mọi người xung quanh. Hay nói cách khác, tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác

Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực... khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào?. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc, làm ảnh hưởng đến tập thể chung và bản thân...

Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.

9 tháng 2 2022

ảo tưởng sức mạnh =)))

15 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 2:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b.Hiện nay, hiện tượng học đối phó đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.