Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
để trở thành người biết tôn sư trọng đạo chúng ta cần
chăm học chăm làm lễ phép vs thầy cô
thường xuyên hỏi thăm giúp đỡ khi thầy cô cần thiết
luôn nghĩ đến coong lao thầy cô mong muốn đền đáp công lao đo
tục ngữ và thành ngữ sau:
Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
tiên học lễ ,hậu học văn
một chữ cũng là thầy ,nửa chữ cũng là thầy
ko thầy đố mày làm nên
nhất tự vi sư,bán tự vi sư
cách rèn luyện :
làm tròn trách nhiệm của ng hs
vâng lời thầy cô giáo
usually hỏi thăm thày cô giáo lúc cần thiết
1. " Tôn sư trọng đạo " là tôn trọng , kính yêu , biết ơn với các thầy cô giáo ở mọi nơi mọi lúc . Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo . Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy , cô .
2. Những biểu hiện cụ thể của việc tôn sư trọng đạo là :
_ Cư xử có lễ độ , vâng lời thầy - cô giáo , làm cho thầy cô vui lòng , nhớ ơn thầy cô cả khi không học thầy cô đó nữa , thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS , quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết , .......
Ý nghĩa của việc Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống con người :
_ Giúp ta tiến bộ , trở thành người có ích cho xã hội
_ Giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề , vẻ vang của mình là đào tạo nên nhưng lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .
3. Trái với tôn sư trọng đạo là thái độ :
_ Có thái độ vô lễ với thầy cô : gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô.
_ Không làm bài tập và học bài cũ.
_ Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.
_ Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra
4. Người học sinh là người đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình nên thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thầy cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn lòng,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô. Giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.
Chào hỏi, lễ phép với thầy cô. Vâng lời dạy bảo của thầy cô, tiếp thu nhận biết nhanh bài học, để thầy cô không phải quan tâm lo lắng nhiều. Đi thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm hay có chuyện gì đó sảy ra. Giúp đỡ thầy cô về việc quản lý lớp hay dọn dẹp, làm công việc của lớp. Tham gia các hoạt động ở nhóm, lớp, trường. lắng nghe thầy cô giảng bài. ...
Chào hỏi, lễ phép với thầy cô. Vâng lời dạy bảo của thầy cô, tiếp thu nhận biết nhanh bài học, để thầy cô không phải quan tâm lo lắng nhiều. Đi thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm hay có chuyện gì đó sảy ra. Giúp đỡ thầy cô về việc quản lý lớp hay dọn dẹp, làm công việc của lớp. Tham gia các hoạt động ở nhóm, lớp, trường. lắng nghe thầy cô giảng bài. ...
1. Trung thực.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
2 Tự trọng
Đói cho sạch , rách cho thơm.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
3.Tôn Sư trọng đạo
- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
-Học thầy không tày học bạn
Cả làng có một thầy đồ
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều
Thương thầy, trò cũng muốn theo
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi
4.khoan dung
- Những người đức hạnh thuận hòa
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Một sự nhịn, chín sự lành.
- Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài.
1.- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
2.- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
3.- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
4.- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
em cần lễ phép chào hỏi thầy cô trong trường không làm những hành vi thiếu tôn trọng
Khi đã là học sinh phải tôn trọng thầy,cô giáo dù chỉ là môt hành động nhỏ để các em lớp sau noi theo.
Nhớ k nha
Tôn sư là người học trò phải iết kính trọng và tôn trọng vai trò của người thầy trong suốt quá trình dạy học , kể cả trong cuộc sống . Trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng , lễ phép , kính trọng người thầy vì thầy là người đã giảng dạy truyền bảo cho chúng ta biết thế nào là đạo đức , đạo nghĩa , nhân cách làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên , cuộc sống ngoài xã hội ,.. => TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là đối xử lễ phép , thành kính , tôn trọng thầy , cô giáo - những người đã có công dạy dỗ chúng ta nên người .
BẠN KICK MIH NHA
CHÚC BẠN HỌC TỐT <3 <3 <3
Bài làm
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...
Tham khảo nha :
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Bán tự vi sư , nhất tự vi sư
Nhất quý nhì sư