Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Anh là người dũng cảm dám bỏ cả gia sản ra để tìm một cái nghề chân chính.
- Nhưng dũng cảm là chưa đủ. Anh lại là người không có chính kiến năm lần bảy lượt nghe lời người qua đường khiến anh trở thành người trắng tay
=> Anh thợ mộc là người ba phải, có chí tiến thủ nhưng lại chưa đủ quyết đoán và khôn khéo nên vẫn thất bại
Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.
Phân tích nhân vật rùa:
- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ
- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.
- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.
+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.
- Mở rộng:
+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.
- Bài học từ nhân vật Rùa:
+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.
+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.
Như chúng ta biết “Rùa và thỏ” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với chúng ta
Còn rùa hiện lên là một người chậm chạp, có ý chí, niềm tin, nghị lực sẽ chiến thắng được thỏ. Và quả thực, nhờ nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nên rùa đã thắng thỏ một cách trọn vẹn.
Tham khảo nhé
Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo "coi trời bằng vung" bởi vì không gian mà chúng ta đang sống vẫn còn rất nhỏ, cũng giống như chú ếch ở dưới miệng giếng kia vậy. Chỉ vì hoang tưởng ngốc nghếch của mình mà chú ếch đã bị con trâu dẫm bẹp. Một cái kết thật bi thương và cay đắng để lại một bài sâu sắc về thiếu tầm nhìn và hiểu biết. Mà qua đó, em cũng nhận thấy rằng phải luôn phát triển bản thân, sống khiêm nhường và không bao giờ tự coi mình là chúa tể hay quá tự cao mà không chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để rồi kết cục trở nên giống với chú ếch ngạo mạn kia.
phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"nhé
Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.
Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.
Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn