Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một ***** là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.
Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho ***** ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.
Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một ***** cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với ***** ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu.
-Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.
+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
-Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa ***** trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt ***** bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.
Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.
Em tham khảo các ý nha:
-Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.
+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
-Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa ***** trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt ***** bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.
Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.
Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Đáp án
Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc thông qua việc bán chó cần triển khai được các ý sau:
- Nói đi nói lại ý định bán Cậu Vàng với ông giáo. Coi đây là một việc rất hệ trọng. → suy tính, đắn đo nhiều lắm khi phải bán đi người bạn thân thiết, kỉ vật thiêng liêng của con trai lão.
- Sau khi bán Cậu Vàng, lão ăn năn, day dứt vì “già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”
- Chú ý một số chi tiết miêu tả ngoại hình Lão Hạc sau khi bán chó :
+ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu.
+ Mắt lão ầng ậng nước, mặt co rúm lại.
+ Ép cho nước mắt chảy ra.
+ Mếu máo, hu hu khóc.
→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận và day dứt khi vừa bán Cậu Vàng.
→ Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất mực lương thiện, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Tham khảo:
Việc bán con chó trở thành nỗi ân hận day dứt của lão Hạc cho đến lúc chết. Lão đau khổ thực sự bởi “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”. Lão che giấu cảm xúc bằng cách “cố làm ra vui vẻ” nhưng lão cười “như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, rồi “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “các vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Mọi trạng thái tâm lí của lão đều hiện ra trên khuôn mặt đau đớn. Dường như lão cảm thấy mình đã phạm một tội ác ghê gớm, không thể tha thứ được qua lời kể của lão lúc con cho bị bắt đem đi: nó “nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à!”. Lão xót xa vì đã lừa một người bạn thân thiết.
THAM KHẢO!
Vợ lão Hạc chết sớm. Con lão lại phẫn chí mà bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn có cậu Vàng. Lão quý con chó như một người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự. Nhưng rồi hoàn cảnh buộc lão phải bán cậu Vàng. Con chó mất đi, người nông dân khổ sở bất hạnh tột cùng kia đã đau đớn và day dứt chẳng khác nào mất đi một phần cơ thể của chính mình.
Câu chuyện xảy ra sau khi lão ốm một trận kéo dài hai tháng mười tám ngày. Trận ốm làm lão yếu đi ghê lắm! Lão không thể đi làm thuê được. Rồi lại bão, hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo thì mỗi ngày một kém. Lão đành phải dứt ruột bán cậu Vàng.
Câu chuyện tưởng như cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Bán một con chó đâu phải chuyện động trời động biển gì. Với người khác, câu chuyện ắt sẽ rất bình thường nhưng với lão Hạc thì không. Bởi con chó đối với lão không chỉ là một gia tài mà nó còn là một kỉ niệm, là tình thương của cha con lão. Mà với lão lúc ấy chắc chẳng có gì quan trọng hơn đứa con trai. Cậu Vàng là một kỉ vật. Chính bởi thế nên khi bán chó xong, Lão Hạc day dứt lắm. Lão muốn tìm ai để chia sẻ. Lão vội nghĩ ra và sang ngay nhà ông giáo. Gặp ông giáo “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”. Ngày con lão bỏ đi chưa chắc gì lão khóc vậy mà bây giờ lão đang “ép” những giọt nước mắt khó khăn của một ông lão đã đến tuổi gần đất xa trời. Có như vậy ta mới thấy lão là người tình nghĩa. Và quan trọng hơn sau những giọt nước mắt kia ta tủi thân cho lão, một con người “chẳng bao giờ có quyền giữ cho mình một cái gì”.Và rồi sau cái vẻ mặt khổ sở kia, lão nức nở như con nít. Lão ngồi đó mà tưởng tượng ra đầy đủ và trọn vẹn cái cảnh thằng Mục và thằng Xiên bắt chó. Lúc ấy cậu Vàng nhìn lão như kêu xin rồi như oán giận. Lão kể cho ông giáo nghe tỉ mỉ và sống động như cậu Vàng là một con người thực vậy. Câu trách của cậu Vàng mà lão nghĩ ra nghe mới chua xót làm sao: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Với lão Hạc, lừa bán một con chó có khác chi đã đánh mất cả một đời lương thiện: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Có thể nói đoạn kể chuyện của lão Hạc đã chứng tỏ sự gắn bó sâu nặng của lão với kỉ vật đứa con trai. Đồng thời cũng thể hiện cái bản chất lương thiện của một lão nông dân khốn khổ.