Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: * Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.
Câu 2: Phân bố dân cư ở Bắc Mĩ không đều: Do sự tương quan giữacác khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
- Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.
- Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.
Sự phân bố dân cư lại có sự khác biệt giữa các khu vực Chủ yếu do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: miền Bắc giá lạnh, phía Tây là núi non hiểm trở(dải núi Cooc-đi-e)
câu2 Nền công nghiệp Đông Âu khá phát triển, nhưng các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim và cơ khí giữ vai trò chủ đạo.
- Nền công nghiệp phát triển theo qui mô lớn chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.
cau 3
- khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
- Nhiệt độ quanh năm dưới 00C.
- Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ
- Vì nó xa mặt trời nhất bạn à. Bắc cực và nam cực đều lạnh vì xa đường xích đạo, nhưng trái đất nghiêng về 1 phía lên bắc cực gần mặt trời hơn, nam cực xa mặt trời hơn.
1 lý do rất quan trọng nữa là nam cực đất (phần lục địa) nhiều hơn, bắc cực nhiều nước(biển) hơn lên vào mùa hè bắc cực giữ được nhiệt độ hơn, băng ở bắc cực chỉ dày trung bình 2-4m còn ở nam cực trung bình dày 1700m. Tóm lại nơi nào càng nhiều biển, nhiều nước thì càng giữ được nhiệt vào mùa hè hơn, băng sẽ mỏng hơn bởi nhiệt dung của nước lớn hấp thụ nhiều nhiệt hơn rồi từ từ tỏa ra.
a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)
b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta
- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)
- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .
- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).
- Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
Đổi 105 km = 10 500 000 cm rồi áp dụng công thức sẽ tính được ti lệ cùa bản đồ đó là:
15 cm : 10 500 000 cm = 1 : 700 000
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Chúc bạn học tốt !
*Nông nghiệp:
– Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất
– Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
* Công nghiệp:
– Tập trung vào khai thác than và kim loại.
– Xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhẹ như xi măng, gạch, ngói, điện, nước…
* Giao thông vận tải:
– Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
*Thương nghiệp
_ Thực dân Pháp nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam.
– Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.
Trên bản đồ hình 5, diện tích đảo Grơn-len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ, vì tỉ lệ chiều dài dọc theo Xích đạo không đổi, còn các vĩ tuyến khác trên bản đồ (đều là đường thẳng và dài bằng Xích đạo). Sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần từ Xích đạo về hai cực, làm cho sai số về diện tích càng lớn, mặc dù diện tích đảo Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ.
Trả lời:
Trên bản đồ hình 5, diện tích đảo Grơn-len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ, vì tỉ lệ chiều dài dọc theo Xích đạo không đổi, còn các vĩ tuyến khác trên bản đồ (đều là đường thẳng và dài bằng Xích đạo). Sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần từ Xích đạo về hai cực, làm cho sai số về diện tích càng lớn, mặc dù diện tích đảo Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ.