K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2020

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:

- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.

- Đi sang phương Tây do:

+ Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

+ Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.

+ Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.

⟹ Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

Con đường cứu nước của những lớp người đi trước:

- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.

- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.


8 tháng 5 2018

.Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anhhưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam

8 tháng 5 2018

1.

Giống nhau:

Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.

- Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.

+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới

2.

+ Ngày 5 - 6 - l 911 ; từ cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm l9l7, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

27 tháng 5 2017

* Vì: Trong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
* Khác là: Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng k0 tán thành cách làm của các cụ. Anh nghĩ rằng: Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điều đó là nguy hiểm. Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều k0 thể thực hiện được.

17 tháng 5 2017

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp . Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại . Đau xót trước cảnh nước mất , nhà tan ; sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ ; sự đàn áp , bóc lột tàn bạo của thực dan Pháp thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước .

22 tháng 3 2021

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:

- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.

+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.

- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.

+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.

- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.

- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.

- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...

Nhận xét về kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

28 tháng 4 2022

ucche

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

12 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

1 tháng 1 2022

C

 

8 tháng 1 2021

-giống :cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất nên có nhiều điều kiện thuận lợi  để phát triển nền kinh tế.

-khác :

*Mỹ:+áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phồn vinh.

+phát triển cực kì nhanh chóng do cãi tiến kĩ thuật. 

+thục hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ boc lột công nhân và tần lớp nhân dân lao động trong nước.

*Nhật Bản:+phát tiển không cấn đối, không ổn định về nền công nghiệp và nông nghiệp.

+chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.

+công nghiệp chưa có sự cãi tiến đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu => kinh tế phát triển chậm chạp, bâps bênh.

THI TỐT NHÉ!!!

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.