Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương lù lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:
a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự micu tả trong văn chương.
- Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
4: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.
b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
1. Nguồn gốc “cốt yếu” của văn chương? (Câu 1, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
- Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
2. Giải thích và tìm dẫn chứng (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng"
Câu trên có ý nghĩa văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Văn chương chính là hình ảnh của cuộc sống đó, gợi ra trước mắt ta mọi sinh hoạt của con người, thiên nhiên, sự vật.
• Dẫn chứng (1):
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân)
Lời thơ gợi tả, biểu hiện một phần hoài niệm ngọt ngào của tuổi thơ.
• Dẫn chứng (2):
Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
(Khánh Hoài)
Câu văn miêu tả sinh hoạt của đường phố, cảnh trí thiên nhiên đồng thời mang ý nghĩa sâu sắc, gợi tả nội tâm của nhân vật: chịu đựng nổi đau vì sự thay đổi quá lớn, trong khi cuộc sống ngoài kia vẫn bình thường, bình yên.
b) “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” nghĩa là văn chương có khả năng tác động đến tâm tư, tình cảm của con người, làm nên mạch suy tư, cảm xúc trong lòng người, chính là tạo ra sự sống. Hơn nữa, tư tưởng hoặc tình cảm đó có thể hướng dẫn người ta đi đến hành động cụ thể.
- Hơn nữa, văn chương cũng có khả năng dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
- Dẫn chứng:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trong mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay... Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.
3. Công dụng của văn chương là gì? (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:
- “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”
- Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.
4. Văn nghị luận (câu 4, tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì nội dung nghị luận thuộc một vấn đề của văn chương.
b) Điểm đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nha à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen
– Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
+ Văn chương mang đến cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm sẵn có. (Dẫn chứng)
+ Một người đọc văn chương có thể vui, buồn, mừng, giận cùng với cuộc sống trong văn chương.
+ Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
+ Có văn chương mới thấy núi non, hoa cỏ đẹp, mới nghe tiếng chim, tiếng suối hay.