Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thuận lợi:
+ Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...) thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản.
+ Khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại) giúp cho việc khai thác và cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến khoáng sản.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.
+ Có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản,
+ Tạo điều kiện cho phát triển giao thông vận tải biển...
+ Là cửa ngõ nối liên các đường vận tải biển thuận lợi cho việc giao lưu và buôn bán với các nước khác trên thế giới.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Nhiều khoáng sản ở vùng khó khai thác còn chưa thể khai thác được.
+ Khó khăn trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo vì có đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo, quần đảo ngoài xa.
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo
- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.
- Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
1, Trả lời
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.
2,
– Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…
– Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Nguồn muối vô tận; sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thủy tinh; các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
– Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
– Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt…
3,1.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo
Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý (cá thu,...) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏò.
Nêu một số nguyên nhân dần tới sự giám sút tài nguyên và ô nhiễm mói trường biển - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?
ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển và các vùng cửa sông. Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ?
Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.