K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2016

- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.

11 tháng 3 2017

Kho tàng tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, cách ứng xử, nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ nói về lòng kiên trì, ý chí của con người mà nhân dân ta có biết bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc, tiêu biểu là câu “Có chí thì nên”.

Vậy chí là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là nguồn động lực để ta thực hiện mơ ước, mục đích của bản thân, là điều cần thiết mà mỗi con người cần có. Bên cạnh đó, ý chí thường được đi đôi với sự kiên trì. Nhưng chỉ có ý chí không thôi thì không đủ, chúng ta còn phải có tri thức. Tri thức là sức mạnh. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của thông tin, khoa học kĩ thuật hiện nay, chúng ta còn phải biết trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và hợp lí. Nên là gì? Là sự thành công trong mọi việc hoặc một việc nào đó, là kết quả của ý chí, kiên trì và vốn tri thức của bản thân.

Một bài học giáo dục rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiên. Và sẽ tai hại hon khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ tự tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cẩu tiến, sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và rằng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Có lẽ vì hành trang kiến thức họ mang theo bên mình không đủ để làm việc đó. Nên đôi lúc, điều đó lại dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường.

Là con người, ai cũng có ý chí và sự kiên trì thực hiện nó mà ta không hề biết, có lẽ, vì những việc đó quá đỗi bình thường, xảy ra xung quanh ta mọi lúc mọi nơi đó thôi. Chẳng hạn như khi còn bé, muốn được khen hoặc được một viên kẹo, gói bánh thì ta phải cố gắng ngoan ngoãn, vâng lời, đó là ý chí, hoặc khi ta muốn biết bơi, ta phải có ý chí quvết tâm và kiên trì luyện tập thì mới thành công,... Và còn rất nhiều việc khác ta thể hiện ý chí dù ta không quan tâm là mấy. Quan trọng là cái ý chí của ta còn nhỏ, nó không đủ khả năng làm nhữngviệc to lớn. Nhưng nếu biết phát huy và nuôi dưỡng ý chí nhỏ này lớn lên thì đó là một bước đầu trong sự thành công của bạn rồi đấy!

Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Người có ý chí, nghị lực thì lại luôn thành công. Vì đây là một đức tính không thể thiếu mà ai cũng cần phải có, khi muốn việc gì đó, ta đều phải sử dụng đến nó. Muốn thành công phái trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Đôi lúc sự thành công lại được rút từ những kinh nghiệm thất bại. Ý chí, nghị lực bền bi và sự kiên trì là sức mạnh quan trọng nhất giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng thử thách trong công việc thì thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hưóng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì bền gan vững chí của cả dân tộc để rồi ta lại dành được độc lập nhu mong ước đánh tan lũ bán nước, cướp nước. Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng nước, chỉ với ý chí, nghị lực và đôi bàn tay mà dân ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc để giờ đây ta có một cuộc sống hòa bình và một xã hội văn minh. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, hay những ruộng đất màu mỡ, ta lại càng thấy khâm phục ông cha ta biết bao nhiêu...

Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại - nhân vật tiêu biểu với nghị lực bền bỉ và sự quyết tâm đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa nước nhà thoát khỏi cảnh đô hộ, lầm than của bọn xâm lược,...

Trong học tập, đức tính kiên trì lại càng rất cần thiết để có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ o đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến –lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì và ý chí vượt bao khó khăn, gian khổ đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở anh thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Chắc hắn trong chúng ta ai cũng biết danh hài Hoài Linh đại tài nhí. Từ nhỏ, danh hài Hoài Linh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sông qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Chú bắt đàu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Chú đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Chú càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, chú ấy đã trở thành một danh hài nổi tiếng trong nước mà ai cũng yêu mến.

Không chỉ trong nước, hãy bước xa hơn, bước ra ngoài thế giới rộng lớn này, ta sẽ thấy được còn rất nhiều con người kiên trì, quyết tâm như Bác, như thầy Ký. Ai cũng biết đó là Ê-đi-xơn, nhờ sự nỗ lực, ý chí mà ông đã sáng chế ra bóng đèn điện sau 10000 lần thất bại. Lin-coln phải rất cố gắng để trở thành tổng thống của Hoa Kì. Hê-len, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình. Nhờ ý chí, nghị lực, bà luôn phấn đấu không ngừng dù cửa sổ tâm hồn của bà không nhìn được, dù không được ngắm nhìn vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh... Ngoài ra, còn có các danh nhân mà ai cũng biết đến như: Niu-tơn, Mari Quyri,... Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ. Họ, những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập theo.

Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết. Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Ê-đi-xơn nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong cái xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh,... đâu! Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi!

"Có chí thì nên", câu châm ngôn "như đinh đóng cột" ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lí chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì sẵn bên trong. Câu nói giản dị này như một lời khuyên, lời nhắn nhủ quý báu hơn thế nữa, như một chân lí hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi đọc lên phải tự ngẫm lại mình. Với mỗi tâm hồn thế hệ 8x, 9x thời đại mới những người đang đứng trước nhiều thử thách về năng lực trí tuệ, trước những đòi hỏi lớn về tiếp nhận tri thức mới mẻ... mà "thiếu chí" và "nhụt chí” thì hẳn là khó có thể đi tới đích mình cần trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tôi nghĩ, chắc nhiều bạn học sinh còn mải chơi quên học hoặc học chưa hết sức, chắc hắn sẽ giật mình khi nghe ai nói tới câu tục ngữ: Có chí thì nên. Vậy nên, hãy tu dưỡng đức tính này ngay từ những việc nhỏ nhất đi nhé.

8 tháng 3 2021

Theo em tiếng thơ là tiếng nói của trái tim là đúng . Qua 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Khuyến và tác giả Xuân Quỳnh ta thấy các tác giả đều bộc lộ lên cảm xúc như tiếng nói của mình , từng câu văn đều chân thật và giàu tình cảm như tiếng lòng của các tác giả . Bộc lộ tình cảm khi nghe được tiếng gà trưa , khi bạn đến chơi nhà mà không có gì đãi , tuy đơn xo mà chân thật =>như tiếng nói của trái tim

tìm thấy mỗi này

19 tháng 2 2018

Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.

Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.

Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:

Bút sa gà chết
Có tật giật mình.

Những câu năm chữ:

Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.

Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó

19 tháng 2 2018

Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.

Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngày càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”; “Có tật giật mình”; “Cơm treo, mèo nhịn đói”; “Việc bé, xé ra to”; “Một điều nhịn, chín điều lành” hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”; “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…

Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.

Những câu tục ngữ về thiên nhiên thể hiện rất rõ đó là “túi khôn” và lời khuyên nhủ của ông cha ta muốn truyền đạt tới con cháu đời sau như: “Nước chảy đá mòn”; “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”; “Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa”; “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”…. Hay những câu tục ngữ về cách tiên đoán thời tiết như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Đừng giống buồm trong giông bão”, “Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to”…. Về học tập, cha ông ta có những kinh nghiệm quý được đúc kết qua các câu tục ngữ như: “Học một biết mười”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”; “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; “Học thầy không tày học bạn”; “Tiền học lễ, hậu học văn”; “Học đi đôi với hành”… Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong cách rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong vấn đề này, tục ngữ còn lưu lại những bài học vô giá như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; “Uống nước nhớ nguồn”; “Lá rụng về cội”… Hay những câu cổ vũ, muốn làm mọi người thêm vững niềm tin vào tương lai như: “Còn nước còn tát”; “Có công mài sắt, có ngày nên kim”; “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”…

Mọi câu tục ngữ đều đã được chứng thực vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống thực tiền của chúng ta. Vấn đề về thiên nhiên, các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng của ngày, của năm, của tháng, của mùa. Chúng ta như được truyền thêm sức mạnh tri thức cho mình khi dần trưởng thành qua những câu tục ngữ, qua “túi khôn” của nhân dân. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu rất nhiều việc nhưng có những việc thì chính chúng ta khi đã trải qua thì các thấm thía các câu tục ngữ, những lời dạy đúng đắn của cha ông.

Tục ngữ Việt Nam thể hiện những vấn đề trong xã hội, như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích trong công việc, cuộc sống. Tục ngữ vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường, vừa đúng đắn thiết thực với con người. Có những câu tục ngữ thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương tự trong cuộc sống. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Vì vậy, tục ngữ càng thâm sâu, đúng đắn và hữu ích hơn trong thực tiễn.

Chính vì vậy, câu “tục ngữ là túi khôn” của nhân dân quả không sai. Tục ngữ như một ngọn đèn chân lí của xã hội bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người Việt.

8 tháng 1 2018

Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.

Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.

Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:

Bút sa gà chết
Có tật giật mình.

Những câu năm chữ:

Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.

Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.

8 tháng 1 2018
a) Mở bài: - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. b) Thân bài: * Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.). * Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động. * Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta": - Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng). - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. "). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; …). + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như … là đạo con; Ơn cha … cưu mang; Chiều chiều ra đứng … chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau…). + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng…). + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận … cạn…). - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ… nhớ trời; Cái cò cái vạc… giăng ca; …). - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…). - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cới… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….). c) Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề.

- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
2 tháng 9 2016

Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những “9X” nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: “Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:”Ngaj` maj chak to’ hk dj party of you uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”. Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.