Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.
- Cô Mắt phải luôn nhìn.
- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
- Bác Tai phải luôn lắng nghe.
- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không
Câu 2: Khuyên nhủ, răn dạy:
- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
- Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
- Không nên ghen tị, đùn đẩy công việc của mình cho người khác.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Việc gọi tên các nhân vật như vậy là có dụng ý nhân hóa các bộ phận thành một cá thể giống như con người, từ đó mượn chuyện trong thế giới của các bộ phận để ngụ ý đến chuyện của con người.
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.
- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
- Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.
Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.
Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
@.@
lm đc câu 1 thui !
Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:
- Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi, nếu không mọi thứ chỉ là nói suông, hão huyền
- Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, trong đó người thực hiện rất quan trọng
- Một hội đồng chỉ có một cá nhân thao túng thì mọi đường hướng đều dễ dẫn tới sai lầm, điên rồ.
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.