Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé.
Nhân vật thầy giáo Hamen trong “Buổi học cuối cùng”:
- Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".
Nhận xét: Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ , đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”
=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Buổi học cuối cùng:
Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!
#Dương Uyển Nhi#
thầy Ha-men trong chuyện Buổi học cuối cùng là một ng thầy yêu nước thiết tha, yêu tiếng nói mẹ đẻ và yêu nghề dạy học. Trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng thầy đã nói lên một chân lí. Cũng chính từ câu nói đó đã khẳng định đc sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc: tâm niệm thiết tha của ng thầy nói vs HS và mọi ng dan ở vùng An-dát. Và cũng ns lên rằng ta phải biết yêu quý , giữ gìn và học tập tiếng ns , ngôn nhữ của dân tộc vì nó thể hiện đc tình yêu nước. Tiếng ns ko chỉ là tài sản tinh thần quý báu mà còn là chìa khoá để mở cửa ngục tù khi dân tộc ấy rơi vào vòng nô lệ, là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành lại độc lập tự do. Đây là một chân lí đúng với mọi dân tộc , mọi thời đại. Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh vs kẻ thù nhưng tiếng ns ta vẫn giữ vững. Tiếng ns ấy đã góp phần làm cho đất nc ta thêm giàu mạnh, van minh hơn.Qua đó ta phải biết tôn trọng, gìn giữ tiếng ns của mk đồng thời cũng thể hiện đc lòng yêu đất nc bao la .
1:
Ngay sau khi buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cùng người em gái của mình ra đi, rời xa vĩnh viễn vùng An - dát, rời xa vĩnh viễn ngôi trường mà thầy giáo gắn bó bốn mươi năm.
Chiếc xe ngựa đưa thầy ra khỏi trường. Thầy thẫn thờ đưa mắt nhìn ngôi trường. Cả tới khi xe đã ra tới con dốc ở phía đầu làng, thầy vẫn cố ngoái lại nhìn, Rồi thầy quay đi, rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Thật tội nghiệp cho thầy.
Bọn học trò nhỏ chúng tôi đưa tiễn thầy mãi đến tận ngã ba, nơi con đường làng nhập và một con đường lớn. Thầy quay về phía chúng tôi, giọng nghẹn ngào:
- Thôi, các con về đi! Thầy mong các con hãy nhớ những gì thầy đã nói với các con lúc nãy.
Chúng tôi oà lên khóc.
- Hãy can đảm lên các con - Thầy an ủi chúng tôi và vẫy chào từ biệt.
Rồi chiếc xe ngựa chở thầy cứ xa dần, xa dần, mất hút vào con đường cái lớn. Lúc bấy giờ chúng tôi mới quay về làng. Chúng tôi im lặng đi bên nhau, thẫn thờ như vừa đánh mất một thứ gì quý giá lắm mà không thể nào tìm thấy được!
Hôm sau, thầy giáo dạy tiếng Đức đến thay thế thầy Hamen...Ông thầy mới này cũng là người Pháp, nhưng không hiểu sao mới gặp chúng tôi đã có ác cảm. Phải chăng vì thầy dạy Đức văn chứ không phải Pháp văn? Sao thầy có thể nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi thứ ngôn ngữ lạ hoắc và chán ngắt này?
Tôi không hứng thú gì với bài học Đức văn này cả. Tôi nghe thầy giáo giảng bài với một thái độ dửng dưng, lạnh nhạt.
Đến khi thầy giáo mới bảo chúng tôi tập viết những từ tiếng Đức theo mẫu thì tôi lại viết những phân từ tiếng Pháp mà thầy Ha-men đã dạy chúng tôi. Vì tôi mới biết viết tập toạng nên tôi cũng chẳng viết được mấy từ. Bực mình, tôi cắm ngòi bút xuống bàn. Ngòi bút cong vênh lên khi đâm vào mặt bàn cứng. Tôi tự giận mình trước đây sao không chú trọng vào việc học tập, thường hay trốn học và rong chơi ngoài đồng nội? Giá tôi chăm chỉ hơn...!
Chao ôi, càng nghĩ, tôi càng đau lòng. Và tôi nhớ tới thầy Ha-men, nhớ da diết. Tôi nhớ cái ánh mắt vừa nghiêm khắc, vừa dịu dàng của thầy. Tôi nhớ hình ảnh lớn lao của thầy với bộ trang phục trang trọng trong buổi học cuối cùng. Tôi nhớ những lời giảng say sưa, xúc động của thầy. Tôi nhớ những từ mẫu viết bằng chữ rộng rất đẹp: "Pháp, Andát, Pháp, An-dát" như những lá cờ bay phấp phới trước các dãy bàn. Tôi nhớ cả những lần tôi không thuộc bài, bị thầy phạt trước lớp, hoặc những lần tôi viết nguệch ngoạc, mực giây đầy vở, bị thầy phạt xoè hai bàn tay vụt thước kẻ xuống...Những lúc ấy tôi cho rằng thầy ác quá và rất ghét thầy.
Nhưng lúc này đây tôi lại thèm được thầy trở lại đây dạy chúng tôi những bài Pháp văn, thèm được thầy phạt chúng tôi như vậy. Bây giờ tôi mới thấm thía những hình phạt của thầy là muốn chúng tôi tiến bộ.
Đang nghĩ miên man thì bỗng "cốp", một cái thước vút mạnh xuống đầu tôi. Tôi choáng váng ngẩng lên. Thầy giáo dạy Đức văn mặt hằm hằm nhìn tôi:
- Thằng nhãi, mày học hành thế này à? Mày có muốn nhừ đòn không? Liệu hồn đấy! Đồ nô lệ thối tha!
Tôi cố kìm nén sự tức giận và cả những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.
Tôi bỗng thấy ánh mắt buồn rầu, trìu mến của thầy Hamen: Can đảm lên các con. Và bên tai tôi văng vẳng lời thầy Ha-men:
- Các con ạ, các con nên nhớ rằng: tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù...
Những tiếng ấy át đi lời sỉ nhục của thầy giáo dạy Đức văn, khiến tôi bình tĩnh dần trở lại.
Tôi tự hỏi: Bao giờ thầy Ha-men trở lại?.
Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.
Câu chuyện cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, ham hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ .
Tham khảo nha em:
– Thầy Ha-men là một thầy giáo tâm huyết với việc dạy học. Hơn ai hết, thầy muốn học sinh có thể giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình. Thầy yêu tiếng Pháp, thầy trân trọng nó. Thầy cũng là một người yêu nước, có tinh thần dân tộc bất diệt, không khuất phục trước ách nô lệ của kẻ thù.
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”