K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

ð Đáp án A

2 tháng 11 2019

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”

+ Mùa xuân, mùa thu là hình ảnh ẩn dụ

+ Hai mùa chỉ những gia đoạn khác nhau: ban đầu đơm hoa, sau đó sẽ thu được nhiều quả ngọt

+ Tương tự như chuyện học: tích lũy kiến thức thường xuyên dẫn tới thành công ( kiểu so sánh tạo động lực)

18 tháng 11 2021

Tham Khảo
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Nó không phải bỗng nhiên ta giỏi , bỗng nhiên ta thành công có vốn kiến thức mà cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Cái quan trọng là ở đây chính là thời gian, là sự tích lũy về chất lẫn về lượng để đến khi đủ về lượng sẽ nhảy vọt lên thay đổi về chất.  Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập và rèn luyện của mình, ta có thêm niềm tin để cố gắng phấn đấu từng ngày một.

18 tháng 11 2021

Tham Khảo if you want
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Nó không phải bỗng nhiên ta giỏi , bỗng nhiên ta thành công có vốn kiến thức mà cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Cái quan trọng là ở đây chính là thời gian, là sự tích lũy về chất lẫn về lượng để đến khi đủ về lượng sẽ nhảy vọt lên thay đổi về chất.  Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập và rèn luyện của mình, ta có thêm niềm tin để cố gắng phấn đấu từng ngày một.

28 tháng 9 2018

Phương thức biểu đạt: miêu tả.

3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)

 

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

1 tháng 9 2016

bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html    và    http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html

28 tháng 2 2021

Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông luôn dạt dào tình cảm, khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó phải kể đến bài thơ “Vội vàng” trí từ tập “Thơ thơ”. Tác phẩm viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này khi đến với khổ thứ 2 của bài thơ.

Ở khổ thơ thứ nhất của Vội vàng, Xuân Diệu cho độc giả thấy được bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Độc giả như chìm đắm trong từng vần thơ tinh tế của Xuân Diệu, nhận ra rằng thời gian trôi qua vội vã để lại sự tiếc nuối và lo sợ. Tác giả sử dụng các cặp từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – sẽ già” để biểu thị trạng thái đối lập của thời gian. Trước cảnh xuân tuyệt vời với cỏ hoa, ong bướm, hương sắc quyến rũ của mùa xuân, tác giả cũng tận hưởng cùng thưởng thức đấy thôi, nhưng trong lòng vẫn có một nỗi lo sợ. Sợ rằng mọi thứ sẽ bị thời gian lấy đi, không thể níu giữ được mùa xuân, thanh xuân, tuổi trẻ và cả đời người. Chúng không thể nào quay lại, vậy nên con người cần phải trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, phải vội vàng nếu không sẽ lỡ mất thanh xuân.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Mỗi ngày, mỗi tháng trôi qua đời người thêm phần ngắn lại, và khi không còn cảm nhận được mà xuân cũng là lúc đời người không còn nữa, vĩnh viễn rời xa cuộc đời. Dù biết lòng người rộng lớn, còn bao nhiêu ước mơ, hoài bão, sự khát sao ở đấy, nhưng biết làm khi mà lượng thời gian dành cho mình là hữu hạn, không thể kéo dài thời trẻ của dân gian. Cảm nhận được sự thật về thời gian vội vã, nhà thơ càng bất an lo lắng, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Vũ trụ thì bao la, đất trời rộng lớn nhưng con người thì bé nhỏ, đời người hữu hạn làm sao có thể thay đổi được thời gian. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không, thanh xuân đâu thể thắm lại, đâu còn dồi dào nhiệt huyết, sung sức như ngày còn trẻ. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”

Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vị thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt, cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất.

Đoạn thơ không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.