K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017

a, " Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

    → Có từ phủ định "không có"

    b, Câu phủ định bác bỏ: " Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"

    → Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão)

    c, Câu phủ định bác bỏ "Không, chúng con không đói nữa đâu."

    → Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu (các con đang đói)

22 tháng 3 2020

thể hiên choox lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

(nếu đúng cho mk nha, chúc bạn học tốt

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi" Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?"

  1.  Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hành động nói trong những câu nghi vấn đó là gì?
  2. Các nhân vật nào tham gia cuộc hội thoại trên? Chỉ ra số lượt lời của từng nhân vật trong đoạn hội thoại đó
0
Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...Tôi bùi ngùi nhìn lão...
Đọc tiếp

Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo: 

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

                                                                           (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 1: Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hãy chỉ rõ những câu đó?

Câu 2 Chi ra tác dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên?

0
Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu,...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

18 tháng 10 2019

Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

   + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

   + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

   + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.a) Đột nhiên lão bảo tôi:- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm...
Đọc tiếp

Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

a) Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

1
20 tháng 1 2018

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…(Nam Cao, Lão Hạc)c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay  của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
12 tháng 6 2017

a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?  A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .  B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.  C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.  D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.2) Câu nào dưới đây, không dùng để...
Đọc tiếp

1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?

  A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .

  B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.

  C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.

  D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.

2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?

  A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )

  B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).

  C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).

  D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).

3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?

  A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )

  B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )

  C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )

  D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )

 

3

1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?

  A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .

  B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.

  C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.

  D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.

2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?

  A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )

  B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).

  C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).

  D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).

3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?

  A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )

  B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )

  C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )

  D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )

22 tháng 3 2019

Bạn có chắc không ạ ? Vì bài này mk lấy trong đề thi Văn sáng nay đó