K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2019

  Nội dung cốt lõi của Di chúc

           Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng, nhấn mạnh truyền thống đoàn kết trong Đảng; yêu cầu thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đoàn viên thanh niên, nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định đây là đội hậu bị của Đảng, là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảng phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho họ.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về nhân dân lao động: Người cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định thắng lợi thuộc về nhân dân ta; Người căn dặn sau khi kháng chiến thắng lợi, chúng ta ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về phong trào cộng sản thế giới: Mong muốn các đảng anh em đoàn kết, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, nâng cao tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản; Người đau lòng trước những bất hòa giữa các đảng anh em.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về một số việc riêng: Liên quan đến hậu sự của Người, căn dặn chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân; căn dặn hỏa táng thi hài để vừa tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên mong muốn cuối cùng trước lúc đi xa là mong muốn toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

          Giá trị cơ bản của Di chúc

          Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Hội Con 🐄 chúc bạn học tốt

Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.

Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151- TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố, như: Việt căn dặn của Người về hỏa táng thi hài; việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi; miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp…Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.

15 tháng 9 2019

50 năm đã trôi qua, nhưng những tư tưởng, tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Theo đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Trong Di chúc, Bác căn dặn nhiều điều: Trước hết nói về Đảng. Bác dạy: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Người tâm huyết nhắc nhở các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ: cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đặc biệt, Bác nhấn mạnh: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Điều đó cho thấy sự nung nấu, suy tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm, chứa đựng chiều sâu của tư tưởng, tình cảm, chiều cao trí tuệ của Người.

Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, là kết tinh của tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Bác đi xa.

Trong các tác phẩm Càng nhớ Bác Hồ và Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nêu rõ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau vào lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965; đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo, ngày 11, 12, 13/5/1965, cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”.

Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt là qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, những bút tích của Bác còn lại trong các bản Di chúc đã cho thấy, đây là văn bản được Bác tập trung thời gian, suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều nhất so với các văn bản bút tích của Bác để lại. Điều đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Bác trước sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhưng đó còn là tấm lòng của vị lãnh tụ với tương lai đất nước. Bản Di chúc còn mang nét độc đáo rất riêng nữa là, dù bút tích Bác ghi rõ "Tuyệt đối bí mật", nhưng đây lại là tài liệu được công bố rộng rãi nhất, được nhiều thế hệ học tập, noi theo. Toàn văn Di chúc của Bác Hồ đã được Bộ Chính trị cho công bố và xuất bản cùng ngày tổ chức lễ quốc tang 9/9/1969.  Di chúc và toàn bộ tư tưởng của Bác là tài sản vô giá để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Theo cuốn Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, ngày 19/5/1969 Bác xem lại Di chúc: “Đúng 9h, Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Những chùm hoa phượng nở sớm, bắt nắng khoe màu rực rỡ. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời. Một làn gió mát rượi ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó, tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng...”. Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi”.

Theo đồng chí Trần Thị Thuấn, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, trong cuộc đời 79 mùa xuân, Bác Hồ đã ở và làm việc ở nhiều nơi, nhưng nơi Người ở và làm việc lâu nhất là khu Phủ Chủ tịch (từ ngày 19/12/1954 đến 02/9/1969). Trong 15 năm ấy, Người sống và làm việc ở nhà sàn nhiều thời gian nhất (từ 19/5/1958 đến 17/8/1969). Từ ngày 17/8/1969, do điều kiện sức khoẻ của Người, các bác sĩ đề nghị Người không lên nhà sàn nữa, Người đã xuống ở căn nhà được xây dựng năm 1967. Tại đây, Người đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng Người đã ra đi lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 sau một cơn đau tim. Chuẩn bị cho sự ra đi này, từ năm 1965, khi còn ở nhà sàn, Bác đã chọn đúng giờ đẹp nhất trong ngày, chọn đúng lúc sức khoẻ tốt nhất trong những năm đó để viết sẵn Di chúc, mà với đức khiêm tốn cao cả Bác không gọi là “Di chúc”, “Chúc thư” hay “Di huấn"... Bác gọi rất giản dị là “Tài liệu”, là “Thư”, là “Mấy lời để lại”. Bác cũng không muốn cho nhiều người biết việc làm của một người sắp đi xa, ngại dẫn đến những suy nghĩ không có lợi, nên mở đầu bài viết, Bác ghi rõ “Nhân dịp 75 tuổi” và phía bên lề trái, Bác ghi chú thêm hàng chữ “Tuyệt đối bí mật”. Có nghĩa tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này sẽ chỉ được công bố khi Người đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác.

Như vậy, bản Di chúc đã được Bác khởi thảo từ ngày 10/5/1965. Ngày 20/5/1969 là ngày Bác xem lại lần cuối cùng. Trong khoảng 4 năm ấy cứ vào trung tuần tháng 5 hằng năm, phần lớn mỗi ngày Bác đều dành 1 giờ để xem lại, sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi viết thêm một số trang, hoặc sửa chữa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ trong Di chúc. Với trách nhiệm với hậu thế, Bác cân nhắc từng ý, từng lời, nhưng mỗi ý, mỗi lời đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Bác đã sống.

Với những đồng chí làm việc tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, liên quan đến sự ra đời bản Di chúc lịch sử Bác Hồ để lại, Bác thể hiện trên những bản thảo Di chúc Bác viết tay hay những trang Di chúc Bác tự tay đánh máy, còn có nhiều kỷ vật khác. Đó là ngôi nhà sàn, là phòng làm việc tầng 2 nhà sàn, là bộ bàn ghế Bác vẫn thường ngồi làm việc và đã ngồi để thảo Di chúc, là chiếc giá sách trên đó Bác đã từng cất tài liệu “Tuyệt đối bí mật”, là chiếc máy chữ Bác đã dùng đánh văn bản và đánh Di chúc (bản năm 1965), những chiếc bút Bác đã dùng để viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc, là chiếc phong bì Bác đựng tài liệu “Tuyệt đối bí mật”... Tất cả đều là những di vật lịch sử, đã tồn tại cùng với sự tồn tại của ngôi nhà sàn, trong thời gian và không gian Bác đã ở và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch. Chúng đã trở thành những vật chứng thiêng liêng, chứng kiến những hoạt động cụ thể của Bác Hồ, chứng kiến những suy nghĩ sâu sắc được Bác nghiền ngẫm, chắt lọc để rồi được hiện hữu thành di sản văn hoá cho muôn đời sau, không chỉ cho các thế hệ người Việt Nam mà còn cho cả nhân dân yêu lao động, hoà bình, công lý trên thế giới...

11 tháng 4 2019

help me!!! nhanh lên mk cần gấp

ai đúng mk k cho !!!!

12 tháng 9 2018

+Vì mâm cỗ của Lang Liêu thể hiện được rằng Sơn Hào Mĩ Vị không thể sánh bằng với cơm, gạo được vị chúng ta có thể tự làm được cơm, gạo. Cơm,gạo chứa sự cần cù, những hạt mồ hôi của người nông dân.

Cái kia mình không trả lời được vì mất sách Ngữ văn rùi. :(

12 tháng 9 2018

Các bạn ơi giúp mk câu số 2 với mk cần gấp mai phải nộp rồi.

8 tháng 12 2017

thang dien

8 tháng 12 2017

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa, điều này giúp cho hoa được tươi lâu và dễ dàng cho việc cắm hoa hơn. Để bắt tay vào cắm hoa các bạn cần xử lý hoa khi mua về với những bước sau:

– Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành.
– Bỏ bớt cành nhỏ
– Nếu thấy có cành héo, không cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình.
– Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, cú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để không khí xâm nhập làm cản trở sự hút nước của hoa. Đây cũng là một trong những hướng dẫn nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa tươi lâu.

Hướng dẫn cắm hoa theo vị trí đặt

Trước khi tiến hành cắm hoa, bạn nên khảo sát xem vị trí định đặt hoa, để xác định kiểu dáng hoa nào thì phù hợp. Theo hướng dẫn nguyên tắc cắm hoa cơ bản thì đây là một nguyên tắc quan trọng. Vì khi xác định bạn mới có thể vạch ra với vị trí như vậy mình sẽ trưng hoa gì, kiểu dáng gì và màu sắc nào phù hợp.

18 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

18 tháng 11 2018

Cổng trường mở ra:

Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật:

-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.

-Ngôn từ biểu cảm.

Mẹ tôi:

Nội dung:Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.

Nghệ thuật

-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.

-Dùng hình thức viết thư.

-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.

6 tháng 5 2019

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

25 tháng 5 2021
Nghệ thuật của bài thơ đêm nay bác không ngủ
25 tháng 1 2018

Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. 

Bà Triệu đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, quân Ngô tan rã. 

Bọn quan lại thống trị từ Thứ sử Giao Châu trở xuống đến các huyện lệnh đều bị giết hoặc chạy trốn. Cả Giao Châu chấn động.

Nhà Ngô phải cử danh tướng Lục Dận đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. 

Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, kiên cường nhưng vì lực lượng quân sự còn yếu nên đã thất bại. Bà Triệu Thị Trinh hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

25 tháng 1 2018

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.



chúc bn hok giỏi